Truyện Lục Vân Tiên... Hãy kể lại... và phát biểu suy nghĩ của em về những điều cơ bản Nguyễn Đình Chiểu muốn nói trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong tác phẩm nổi tiếng này của ông

Đề bài

Truyện Lục Vân Tiên phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong một xã hội suy tàn. Có thể nói là Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào trận “cả một đạo quân bừng bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đâu và chiến thắng” (Hoài Thanh).

Đạo quân chính nghĩa ấy gồm những ai?

Hãy kể lại một hai cuộc giao tranh giữa thiện và ác được miêu tả trong tác phẩm và phát biểu suy nghĩ của em về những điều cơ bản Nguyễn Đình Chiểu muốn nói trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong tác phẩm nổi tiếng này của ông.

I. HƯỚNG DẪN

1. Phân tích tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên để chứng minh cho ý kiến:

- Phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong xã hội phong kiến suy tàn.

- Một đạo quân gồm những con người cụ thể vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng (phân tích, dẫn chứng).

- Kể lại và phân tích ý nghĩa ba cuộc giao tranh giữa thiện và ác (Lục Vân Tiên và bọn cướp, Hớn Minh với Đặng Sinh, Kiều Nguyệt Nga và quan Thái sư với giặc Ô Qua).

2. Lấy dẫn chứng trong nội dung tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và những đoạn truyện đã học và đọc thêm (Văn 9 - tập I).

3. Kiểu bài phân tích tác phẩm ở dạng giải quyết một vấn đề của tác phẩm theo một ý kiến, một nhận định. Có thể coi đây là kiểu bài phân tích chứng minh cho một nhận định về một khía cạnh chủ đề của tác phẩm.

II. BÀI VĂN

Truyện Lục Vân Tiền là một truyện phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa hai loại người chính nghĩa và phi nghĩa. Những việc làm và ý nghĩ của họ mâu thuẫn với nhau, đối chọi nhau, đấu tranh với nhau.

Tôi bèn nổi giận một khi

“Cái thiện” đó là những con người và việc làm đẹp đẽ, trong sáng, minh bạch đầy sức hấp dẫn như ánh sáng mặt trời. Còn “cái ác” đó là những con người và việc làm phi nghĩa ám muội, đê tiện, đen tối, mặc dù tìm cách che đậy bằng những lớp vỏ giả nhân giả nghĩa. Chúng đã dùng mọi thủ đoạn độc ác, mọi mừu ma chước quỷ nhằm tan công cái thiện để tồn tại. Nhưng trải qua bao sóng gió, gian truân, thậm chí bị đày đọa, phải hi sinh... cuối cùng cái thiện vẫn ngời sáng, vẫn chiến thắng. Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào cuộc chiến đó cả một đạo quân bừng bùng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu, và chiến thắng.

Trước hết đó là Lục Vân Tiên là đại diện tiêu biểu cho lí tưởng sống, đạo đức cao đẹp của nhân dân lúc bấy giờ. Chàng học rộng, tài cao, văn võ kiêm toàn lại luôn luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp người khi hoạn nạn. Chàng còn là một người con chí hiếu với mẹ. Nghe tin mẹ mất, chàng đã bỏ đi thi trở về chịu tang. Vì thương mẹ, chàng đã khóc lóc xót xa đến mức mù cả hai mắt. Từ đó cuộc đời của Lục Vân Tiên liên tục mắc nhiều tai nạn. Khi thì bị xô xuống nước, khi thi bị đẩy vào hang sâu, bị phản bội lừa đảo, bị hãm hại... nhưng lòng dạ chàng van sáng như “trăng sao”. Cuối cùng nhờ bạn bè, nhờ những người lương thiện giúp đỡ, chàng lại được sáng mắt, thi đỗ Trạng nguyên, đánh thắng giặc, vinh quang trở về.

Trong tác phẩm “cái thiện” không phải là một điều gì trừu tượng, một vài câu châm ngôn răn dạy mà được hiện lên bằng những con người cụ thể bằng xương bang thịt, bằng những việc làm và hành động cụ thể, đạc biệt được thể hiện hùng hồn qua những phẩm chất cao đẹp trong các cuộc giao tranh giữa cái “thiện” và cái “ác”.

Những phẩm chất cao đẹp của Lục Vân Tiên là tấm gương sáng về đạo đức nhân cách đối với chúng ta. Nhưng điều khiến cho nhân vật này sống mãi trong lòng nhân dân chính là cái phương châm sống cao quý của chàng: sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư, dù có phải hi sinh trong đâu tranh.

Trên đường đi, chợt nghe tiếng kêu cứu, không cần biết người bị nạn là ai, kẻ cướp là bọn nào, không kể đến mối hiểm nguy nào có thể đe dọa tính mạng của mình, Lục Vân Tiên tức thời xông vào giữa cả một bọn cướp, một mình tả xung hữu đột đánh tan bọn phi nghĩa. Làm xong việc nghĩa, chàng không hề coi đó là công ơn và khang khái từ chối việc đền ơn. Chàng đã nói:

Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

Sau này nhờ sự tình cờ, chàng đã gặp lại Kiều Nguyệt Nga, nhưng hẳn chàng đã không nghĩ rằng mình đã làm ơn cho người khác. Vân Tiên làm việc nghĩa một cách vô điều kiện, và coi đó như là điều tự nhiên ở đời phải thế, không thể nào khác được. Có lẽ khi kể lại cuộc giao tranh này, nếu có điều Nguyễn Đình Chiểu muốn nói với người đời thì chính là điều đó.

Vật chàng xuống đó, bẻ đi một giò

“Cái ác” lại thể hiện trong bọn cường quyền áp bức. Đấu tranh với bọn chúng là “một mất, một còn”. Đặng Sinh ỷ thế con quan huyện giàu sang giở trò cưỡng hiếp phụ nữ một cách trắng trợn trên đường đi ngay giữa ban ngày. Trước những việc làm ngang ngược và bỉ ổi đó, Hớn Minh đã bất bình nổi giận và đã hành động một cách kịp thời, nhanh lẹ lạ thường:

Tôi bèn nổi giận một khi

Vật chàng xuống đó, bẻ đi một giò.

Tên thái sư trong triều đình muốn hỏi Nguyệt Nga cho con trai hắn, nhưng không được, thái sư bắt nàng đi cống giặc Ô Qua. Để giữ lòng chung thủy với Vân Tiên, nàng đã nhảy xuống sông tự tử với bức hình Vân Tiên.

Đó là một thái độ kiên quyết bảo vệ tấm lòng chung thủy, nhân phẩm con người.

Qua những cuộc giao tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, hình như Nguyễn Đình Chiểu muốn nói với mọi người: sống ở trên đời con người cần phải có đạo đức cao quý, nhân ái trung hậu, thủy chung, biết xả thân vì việc nghĩa. Sống như vậy mới là sống đẹp!

Chớ sống như cha con Võ Công “tham vàng bỏ ngãi”, như Trịnh Hâm, lừa thầy phản bạn, như Bùi Kiệm vô liêm sỉ, sống như vậy thì chúng còn tồi tệ hơn loài cầm thú. Đó chính là những ý nghĩa cơ bản rút ra từ những cuộc giao tranh. Đó cũng là những bài học quý về đạo lí làm người cho thế hệ trẻ chúng ta trong cuộc sống hôm nay.

Leave a Reply