Từ bài Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát ) em có suy nghĩ gì về lối học thi cử của ngày xưa và ngày nay

DÀN Ý

I. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và tư tưởng của nhà thơ qua tác phẩm.

II. Thân bài:

1: Bãi cát dài lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi)

----> Tác giả đã mượn hình ảnh con người như bị sa lầy trong những bãi cát dài, Cao Bá Quát muốn phê phán sự trì trệ, nặng nề trong kiểu giáo dục hiện thời. Bài thơ hé mở những cảm nhận bước đầu của Cao Bá Quát về sự cần thiết của việc đổi mới giao dục qua cái nhìn chán ghét lối học cũ, học chỉ để mưu cầu danh lợi.

Sa hành đoản ca

2: Không học được tiên ông phép ngủ

Trèo non lội suối giận khôn vơi

Xưa nay phường danh lợi

Bôn tẩu trên đường đời

Đầu gió đưa meng thơm quán rựơu

Người xây vô số tình bao người

---> Có vẻ rời rạc không gắn bó nhưng thực chất là một liên kết logic chặt chẽ. Danh lợi (chỉ việc học, thi cử để đạt tới 1 vị trí trong chốn quan trướng) chính là khái niệm sâu chuỗi toàn bộ đoạn thơ. Hai câu thơ "không. . . . khôn vơi" thể hiện nỗi chán nản của nhà thơ vì tự mình phải hành hạ mình để đuổi theo công danh. Trong khi đó bón câu thơ còn lại nói về cảm dỗ của chuyện công danh đối với đời người.

3: Cát dài cát dài tính sao đây?

Đường bằng chẳng thấy, đường hiểm lắm.

Nghe ta hát khúc ca bí lối,

Phía bắc núi Bắc núi vạn tầng,

Phía nam núi Nam sóng vạn lớp.

Cớ sao anh vẫn trơ trên cát?

----> tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát là chán nản , mệt mỏi rã rời. Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lỗi học khoa cử, của con đường công danh theo lỗi cũ. Người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào mỗi công danh, bỏng lộc giống như cái bả lôi kéo người, làm sao cho con người mê muội. Nhìn thấy con đường đi nào khác, song Cao Bá Quát đã thấy không thể cứ đi trên bãi cát danh lợi đó mãi được.

4: Liên hệ

lối học thi cử của ngày xưa và ngày nay

- Một trong những lỗi lầm lớn của Khoa cử là quá trọng đãi những người thi đỗ, vô hình trung tạo ra hạng người học chỉ vụ lấy đỗ, còn đạo nghĩa trong kinh sách thì không mấy quan tâm đến.

- Ngày nay: Việc học và thi cũng không kém phần áp lực. Đặc biệt các bậc phụ huynh luôn muốn con mình làm sao phải hơn hẳn người khác. Nguyên nhân chính ở đây là xã hội tuy đổi mới nhưng vẫn coi trọng quá nhều vào bằng cấp. Chúng ta đều biết, "chủ nghĩa bằng cấp" có tác dụng tích cực vì nó thúc đẩy nhu cầu học tập của xã hội. Nhưng ngược lại, ở một khía cạnh khác, nó cũng góp phần tác hại không nhỏ đến công việc lựa chon nhân tài thực sự. Thực tế chứng minh rằng, người có bằng cấp (kể cả bằng thật!), chưa hẳn đã là người thực tài. Ngược lại người thực tài nhiều khi lại không hề có bằng cấp. Những thí dụ về luận điểm này có ở khắp mọi thời đại. Nhắc lại điều đó, ai cũng nói "biết rồi"; nhưng nói mãi, nói đi nói lại, vẫn còn rất nhiều người "không chịu nghe"!

Hệ quả tai hại của "chủ nghĩa bằng cấp" tại các công sở là nạn "học giả bằng thật – học giả bằng giả"; không có bằng giả thì bầy trò khai man, có trường hợp chưa học hết cấp hai bổ túc vẫn làm tới chức "quan chánh phó sở đầu tỉnh". Đã đến lúc, phải lên án mạnh mẽ "lối học khoa cử" - một lối học đã bị phê phán từ nhiều đời nay.

III. Kết bài: Ý chính....

Leave a Reply