Từ hình ảnh người lao động trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” em hãy trình bày suy nghĩ của mình về những ngư dân đang ngày đêm bám biển

Dù ở đâu Tổ quốc vẫn trong lòng. Tình yêu đất nước đến từ trong sâu thẳm trái tim mỗi con người,nó có thể là một việc làm rất đơn sơ mộc mạc chẳng khoa trương.Đối với những người ngư dân một nắng hai sương, yêu nước quả là một từ thật vĩ đại nhưng những gì họ đang làm sau mỗi chuyến ra khơi lại chính là một việc làm chứa chan tc thiêng liêng đó.Nhờ đó những vùng biển chủ quyền luôn có cá bạc đầy khoang và giữa sóng nước mênh mông lá cờ Tổ quốc luôn tung bay trên những con thuyền.

Đoàn thuyền đánh cá

Đánh bắt hải sản trên 2 ngư trường truyền thống Hoàng Sa và Trường sa là một việc làm quen thuộc với mỗi ngư dân Việt Nam ngàn đời nay.Mỗi lần ra khơi là họ lại phơi phới niềm tin một mẻ cá bội thu, trời yên biển lặng để chuyến hải hành diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên vươn ra khơi luôn tiềm ẩn những hiểm nguy,may rủi nhưng với quyết tâm vì cuộc sống,vì chủ quyền thiêng liêng của dân tộc họ sẵn sàng đối mặt với thách thức trước đầu sóng ngọn gió.

Gian nan nguy hiểm có đứng giữa biển cả mới thấm được nỗi vất vả của người ngư dân. Họ goị biển là mẹ bởi biển đã cho họ cá tôm và từ họ họ lớn lên nhờ tấm lòng của mẹ biển.Khi kéo một mẻ lưới nặng họ phải làm suốt từ lúc tinh mơ đến chiều tà,phơi mình giữa cái nắng gay gắt,cái hơi gió mặn mòi của biển khơi .Hẳn vì lẽ đó mà nhà thơ Tế Hanh đã viết:’’Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng... nồng thở vị xa xăm’’.Nhưng chính sự giàu có của biển cả lại là niềm vui,nụ cười của người dân chài.Tuy nhiên không hẳn lúc nào cũng đánh bắt đc nhiều cá và đó là một sự thất vọng vô cùng lớn mỗi chuyến ra khơi.Không chỉ vậy họ còn đối mặt với dông bão,biển động có thể ập đến bất kỳ lúc nào và đã có không ít con thuyền không bao giờ quay lại đất liền.Trên biển cách đất liến cả trăm hải lý chỉ cần một sự cố nhỏ về sức khỏe cũng có thể cướp đi sinh mạng con người. Nhìn hỉnh ảnh những ngư dân trên biển có lẽ ta sẽ tự hỏi rằng không biết nước biển tự nhiên mặn hay mặn bởi chính mồ hôi nước mắt con người một năngs hai sương đang đổ xuống ngày đêm.

Nguy hiểm không chỉ đến từ thiên nhiên mà còn đến từ chính con người. Đã không biết bao nhiêu lần họ bị tàu Trung Quốc rượt đuổi thậm chí nhiều tàu bị bắt,ngư dân bị đánh đập.Trong lúc đó họ không đơn độc bởi trên vùng biển Hoàng Sa không lúc nào vắng bóng tàu cá Việt Nam. Họ đoàn kết lại với nhau khi tàu bạn gặp nạn.Đáng nguy hiểm hơn khi gần đây Trung quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trên vùng biển Hoàng Sa cùng với đó huy động hàng chục tàu vỏ sắt có vũ trang bảo vệ.Nhìn lại lịch sử 1974 Trung quốc đã gây ra hải chiến Hoàng Sa, rồi 1988 Hải chiến Tam Sa, tuyên bố đường lưỡi bò chín khúc liếm trọn biển Đông,thành lập Tp Tam Sa,...Tất cả những những hành động đơn phương đó trái với luật biển 1982, quy tắc ứng xử trên biển Đông, nó đi trái với đạo lý thể hiện một sự tham vọng vô lý của một cường quốc đang trỗi dậy.Sự vô lý và mang tính chất nguy hiểm khi tàu Trung quốc liên tiếp đâm va,phá hoại tàu cá Việt nam khi họ đang đánh bắt cá trên chính vùng biển của mình.Hơn bao giờ hết lòng quyết tâm của người ngư dân lúc này có vai trò quan trọng trong viếc khẳng định chủ quyền Tổ quốc.Trước sự hung hăng,hăm dọa từ phía Trung quốc những ngư dân không hề nản chí mà trong trái tim họ bùng cháy ngọn lửa yêu nước mãnh liệt.Nhiều con tàu công suất lớn liên tục đc đóng mới để ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển,bám ngư trường.Bởi với họ con tàu là nhà,biển cả là quê hương,con cá bạc là miếng cơm manh áo,ngư dân Việt nam với lòng can đảm sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy vì cuộc sống,vì chủ quyền đất nước.Họ - những người ngư dân sẽ tiếp tục đấu tranh, tiếp tục khai thác cá trên ngư trường Hoàng Sa truyền thống. Sau họ còn có gia đinh và quê hương là nguồn động lực.Bên cạnh họ luôn có những chiến sĩ cảnh sát biển, chiến sĩ Hải quan nhân dân Việt nam luôn sát cánh cùng họ khẳng định vùng biển chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của Tổ Quốc.

Leave a Reply