Từ thập kỉ 80 đến khi mất, Nguyễn Minh Châu đã chuyển từ phong cách sáng tác mang đậm chất sử thi lãng mạn sang cảm hứng thế sự. Vấn đề ấy đã được Nguyễn Minh Châu thể hiện như thế nào ở Chiếc thuyền ngoài xa?

1. Khái quát vấn đề

- Trước năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Ông thường ca ngợi những con người lí tưởng hướng tới niềm tin lãng mạn về con người và cuộc đời.

- Sau 1975 (đặc biệt là từ thập kỉ 80), tác phẩm của Nguyền Minh Châu đã chuyển sang cảm hứng thế sự. Ông hướng về những sinh hoạt hàng ngày của con người, khẳng định giá trị thẩm mĩ giữa những ngổn ngang của cuộc đời thường.

2. Cảm hứng thế sự ở Chiếc thuyền ngoài xa

а. Tác phẩm viết về những số phận cá nhân trong cuộc sông đời thường với những hoàn cảnh riêng, cái nhìn không thi vị hóa mà bám sát hiện thực (tác phẩm viết về cuộc sống của một gia đình hàng chài đông con, người đàn ông độc, xấu xí; người đàn bà thô kệch...).

b. Hiện thực cuộc sống với những lo toan, những nghịch cảnh éo le.

- Con người đang phải lao vào cuộc mưu sinh nhọc nhằn vất vả. Vất vả in hằn trên hình hài của từng con người...

- Cuộc sống con người với nhiều trái ngang: người đàn ông đánh vợ như cơm bữa, người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng; để bảo vệ mẹ, thằng Phác đã chống trả lại cha mình...

- Nhà nước đã có biện pháp giải quyết khó khăn bằng cách cấp đất cho những gia đình hàng chài nhưng đối với họ đó chưa phải là giải pháp hữu hiệu.

Cảm hứng lãng mạn

c. Khám phá được vẻ đẹp ở giữa những nhem nhuốc của cuộc đời thường.

- Người đàn bà xấu xí lại là hiện thân của tình mẫu tử thiêng liêng.

- Người đàn bà nhẫn nhục kia lại là người can đảm, giàu đức hy sinh.

- Người đàn bà có vẻ ít học kia lại có sự thấu hiểu lẽ đời.

3. Khẳng định vấn đề

- Nghệ thuật chân chính không được tách rời cuộc sống. Nghệ thuật là cuộc đời, nghệ thuật vì cuộc đời.

- Người nghệ sĩ phải biết từ bỏ cái nhìn cũ, những định kiến cũ về cơn người.

Leave a Reply