Tục ngữ có câu: “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Có người cho rằng đây là một quan niệm thiện cẩn, hẹp hòi, nhất là đặt nó trong thời gian đại mở rộng giao lưu ngày nay. Anh (chị) hãy viết một bài ngắn (khoảng 400 từ) trình bày ý kiến

Tục ngữ có câu: “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”

Có người cho rằng đây là một quan niệm thiện cẩn, hẹp hòi, nhất là đặt nó trong thời gian đại mở rộng giao lưu ngày nay. Anh (chị) hãy viết một bài ngắn (khoảng 400 từ) trình bày ý kiến của mình về vấn đề trên.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Yêu cầu kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội - một vấn đề tư tưởng, đạo lí, kết câu chặt chẽ, rõ ràng, lập luận chắc chắn; diễn đạt sáng rõ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiên thức

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau:

Nêu được vấn đề cần nghị luận

- Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ trên (chú ý các từ: ao ta - ao nhà, trong - đục, vẫn hơn)

- Phân tích quan niệm trên

Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

* Đây là một quan niệm tích cực:

+ Đâu cũng không bằng quê hương, quê hương bao giờ cũng trên hết cho dù cuộc sống và tinh thần không bằng nơi khác.

+ Nơi ấy hội tụ những kinh nghiệm, đạo lí của cha ông trong cuộc sống.

+ Cần phê phán những kẻ sống nặng vì tiền mà quên tình nghĩa đối với quê hương.

* Quan niệm tiêu cực:

+ Cần mở rộng tầm nhìn chứ không bảo thủ nghĩa là cần phải gạn đục khơi trong

+ Cần phải hội nhập để phát triển, hòa nhập chứ không hòa tan

- Bình luận:

Câu trên có ý nghĩa cho mọi thời đại nhưng cần khẳng định trong thời đại ngày nay quan niệm trên là một chân lí, bài học, bởi khi hội nhập cần phải trở về với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đừng đánh mất bản sắc của dân tộc.

Leave a Reply