Văn học dân gian có tác động quan trong đối với văn học viết. Để chứng minh phần nào cho tác động ấy, anh (chị) hãy tìm và phân tích ba trường hợp trong "Truyện Kiều" mà Nguyễn Du đã vận dụng thành ngữ 1 cách tài tình

* Trường hợp 1

Đội trời đạp đất ở đời

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông

Gợi ý hình ảnh con người: Có tầm vóc phi thường, khí phách ngang tàng, khát vọng tự do,...

Thái độ ngợi ca, ngưỡng mộ

Lối sống và hành động tự do, không chịu bó buộc, không chịu khuất phục trước bất cứ uy quyền nào...Của người anh hùng Từ Hải

Truyện Kiều được Nguyễn Du vận dụng thành ngữ 1 cách tài tình

* Trường hợp 2:

Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?

Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,

Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là!

Vợ chàng quỷ quái tinh ma,

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau

thành ngữ này xuất hiện trong đoạn trích Kiều báo ân báo oán

Thành ngữ chỉ Hoạn Thư, hành động trừng phạt theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt theo ngôn ngữ của nhân dân

Kẻ cắp - bà già, Kiều sẵn sàng trừng phạt, đối phó với Hoạn Thư ranh ma

* Trường hợp 3:

“Phận sao phận bạc như vôi

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”

( trích đoạn Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân)

Sao khi đã trao duyên cho Thuý Vân xong, Thuý Kiều hết sức đau khổ. Nàng đành phải chấp nhận thân phận "bạc như vôi của mình. Từ "phận sao" như là một lời than trách của nàng. Lại thêm từ đã đành như cho thấy sự bất lực của Thuý Kiều, nàng không thể làm gì được mà đành cho "nước chảy hoa trôi lỡ làng".

Leave a Reply