Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nhưng văn học không phản ánh thụ động, máy móc như một tấm gương mà thông qua tư tưởng tình cảm, cách nhìn, cách đánh giá của từng nhà văn. Em hiểu vấn đề trên như thế nào?

Gợi ý

1. Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn nhận định.

2. Giải thích nhận định:

- Hình tượng là phương tiện của văn học để phản ánh hiện thực. Đó là bức tranh sinh động về con người và cuộc sống.

Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng

- Hình tượng văn học vừa chứa nội dung hiện thực (trực tiếp miêu tả cuộc sống), vừa mang nội dung tư tưởng (biểu hiện lý tưởng, cách nhìn, cách nghĩ, cảm xúc của mỗi cá nhân nhà văn). Nghĩa là vừa có tính chung sâu sắc, vừa mang tính riêng độc đáo. Bởi vậy: phân tích hình tượng văn học là làm nổi bật vẻ đẹp con người, cuộc sống được thể hiện qua đó; phát hiện sự đóng góp riêng của nhà văn trong việc chọn lựa các yếu tố để xây dựng hình tượng.

3. Phân tích hình tượng người lính trong hai bài thơ để làm sáng tỏ nhận định:

Ý 1: Vẻ đẹp chung của hình tượng: Chân dung người lính là biểu tượng cao đẹp của con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh với các phẩm chất đáng quí

- Có trái tim yêu nước cháy bỏng.

- Có lý tưởng cao đẹp, chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc.

- Đoàn kết, gắn bó trong tình đồng chí, đồng đội keo sơn.

- Dũng cảm, kiên cường vượt qua mọi gian khó, hiểm nguy để sống, chiến đấu và chiến thắng.

Ý 2: Sự phát hiện riêng của hai nhà thơ:

* "Đồng chí" (Chính Hữu)

+ Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của người nông dân mặc áo lính trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

+ Tình đồng chí, đồng đội hòa quyện với tình giai cấp.

+ Sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ của nhà thơ trước hoàn cảnh và tình cảm của người lính.

+ Những chi tiết, hình ảnh, cấu tứ đặc sắc, giàu giá trị gợi tả, gợi cảm, biểu trưng.

(Quê hương anh ... làng tôi, đôi người xa lạ ... đôi tri kỷ, ruộng nương ... gian nhà ... giếng nước gốc đa, anh với tôi..., áo anh ... quần tôi, thương nhau tay nắm lấy bàn tay, đứng cạnh bên nhau ... đầu súng trăng treo)

* "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật)

+ Vẻ đẹp dũng cảm, hiên ngang, trẻ trung, yêu đời, mang đậm chất "lính" của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ

+ Tình đồng chí, đồng đội gắn với đời sống và tâm hồn phơi phới, sôi nổi, tinh nghịch, ngang tàng của thế hệ xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.

+ Tình cảm yêu quí, tự hào, gắn bó của nhà thơ đối với những người lính.

+ Những chi tiết, hình ảnh đặc sắc cùng giọng điệu, ngôn từ và lối thơ văn xuôi khắc đậm hình tượng người lính

(Xe không có kính...kính vỡ, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng ... nhìn nhau mặt lấm cười ha ha, bắt tay qua cửa kính vỡ rồi, võng mắc chông chênh ... Lại đi, lại đi ...

Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước: chỉ cần trong xe có một trái tim)

Leave a Reply