Văn nghị luận - Ca trù hay ca Huế

Gần đây, trên trang nhất .của một tờ báo nọ có đăng một tấm hình chụp các nghệ sĩ đang đàn hát, trong đó có con trai của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba là Nguyễn Hữu Hiền đàn nhị và Mĩ Hạnh đàn tranh, dưới chú thích là “Hát ca trù tại khu du lịch Bình Quới”. Người không biết có thể xem hình rồi lật qua nhưng người sành điệu thoạt nhìn biết ngay là chú thích lầm! Bởi vì đó là ca Huế chứ không phải ca trù, hai bộ mon nghệ thuật khác nhau xa.

Ca trù hay ca Huế

Điểm đặc biệt để nhận ra sự lầm lẫn (dù chỉ xem hình mà không nghe tiếng) là ca trù (không bao giờ có đàn nhị và đàn tranh). Đệm cho ca trù chỉ độc một cây đàn Đáy, tên chữ là Vô đế cầm hay Đáy cầm. Ngoài ra còn một cái trống chầu do quan viên nghe hát đánh lên để khen hay chê người hát. Người hát vừa hát vừa gõ phách để đánh nhịp cho giai điệu. Người chơi đàn Đáy không hát, chẳng nói gì nhưng được gọi là kép: kép đàn. Trên sập gu trình diên chỉ có ba người: kép đàn, cổ đào và ông khách đánh trống, còn người thưởng thức ngồi bao quanh.

Đàn Đáy dài lêu nghêu với ba dây mà diễn tả đủ bài bản, cung bậc, khi trầm đục, lúc sôi nổi, thể hiện một lúc “36 giọng” một cách tài tình. Chỉ cần đôỉ tiếng “Hồ, xang, xế, xự, xang hồ” buông ra, rồi tiếng phách reo lên như mưa rào, cộng thêm tiếng trông “tom chát” điểm vào, thế là đủ cho hồn xưa trỗi dậy:

Phách ngọt, đàn say, nệm khói êm

Tiếng ca buồn nổi giữa chừng đêm

Canh khuya đưa khách lời reo ngọc

Mơ gái Tầm Dương thoảng ảo xiêm...

(Vũ Hoàng Chương)

Lúc đó tha hồ cho ta triệu hồn các cụ về. Nào Yên Đỗ, Dương Khuê, Trần Tế Xương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà, Trần Tuấn Khải... thôi thì đủ mặt tài hoa.

Đàn Đáy là cây đàn đặc biệt Việt Nam: Hát nói, điệu hát chủ yếu của ca trù, là lối thơ hợp thể do Việt Nam sáng tạo, hát không cần máy khuếch đại mà nghe rõ từng lời, từng hơi rung đổ hột cộng với trang phục, phong cách, không khí diễn tấu quả đúng là một cái gì đặc biệt trong thế giới âm sắc Việt Nam, đậm đà dân tộc tính. Tiếc thay, ca trù cũng như ca Huế bây giờ sống trong hiu hắt, nghiêng về phục vụ du lịch nhiêu hơn, đáp ứng sự tò mò của du khách muốn tìm hiểu thế nào ca nhạc truyền thống Việt Nam. Còn bản thân nghệ sĩ ca trù hay ca Huế không thể sống nổi nếu muốn mãi mãi theo nghề. Lắm lần, không ít người cố sức để vực dậy các bộ môn này nhưng xem ra thật muôn vàn khó khăn. Lớp trẻ cho rằng đó là ca nhạc của những người già. Họ có thể chỉ nghe diễn tấu một câu nhạc ngoại quốc - chỉ một câu thôi mà gọi tên được bản đó là bản gì, do ai hát, ai sáng tác. Họ thuộc lòng tiểu sử từng ca sĩ, từng nhóm nhạc trẻ ngoại quốc và bản thân họ cũng đàn hát, múa nhảy, ăn mặc chẳng khác gì ca sĩ nước ngoài nhưng hỏi họ đôi điều về nhạc dân tộc thì nhiều người mù tịt.

Rồi họ cũng sẽ già. Người già thường có khuynh hướng muốn trở về quê, tìm nguồn cội. về nguồn cội mà không biết gia tài ông cha để lại có những gì để phải lầm lẫn lung tung hoặc loay hoay mãi mà không tìm đâu ra cái gốc, thì không biết đó là điều đáng buồn hay đáng vui!

Leave a Reply