Văn nghị luận - Cách tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội

GỢI Ý 1

Trong guồng quay tấp nập của cuộc sống đôi khi chúng ta vội vã đuổi theo guồng quay hối hả đó mà đã lãng quên việc hình thành những thói quen tốt cho mình cũng như cho mọi người.

* Thói quen tốt là gì? 

Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có. Đó là những hành vi (nếp sống, phương pháp làm việc) được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống và rèn luyện), được coi là bản chất thứ hai của con người. Nhưng nó không sẵn có mà là kết quả của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cá nhân trong cuộc sống hằng ngày, tuy vậy thói quen cũng có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân đôi khi rất tình cờ hay do bị lôi kéo từ một cá thể khác.

Cách tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội

*Lợi ích của việc xây dựng thói quen tốt trong đời sống xã hội?

- Cuộc sống văn minh, ổn định, an toàn, an ninh

- Nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế

- Giữ vững cốt cách, nhân các, phẩm chất

- Lan tỏa những thói quen tốt sẽ khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

! Có thể liên hệ với câu gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt kết quả.

*Như vậy chúng ta đã có những thói quen xấu nào?

VD: thức khuya, vô tâm, thờ ơ, ...

Văn hóa ăn uống: Người Việt thường vô tư lấy đồ ăn mà không cần biết có phù hợp khẩu vị hay không, ăn không hết sẵn sàng bỏ lại.

Văn hóa xếp hàng: Hành động chen lẫn, xô đẩy là thường thấy ở người Việt.

Xả rác: Người Việt hay xả rác lung tung. Trong mắt bạn bè quốc tế, nhiều du khách Việt thích vứt rác bừa bãi.

Ăn cắp vặt: Thói quen ăn cắp vặt của người Việt đã trở nên báo động tại Nhật Bản. Theo nhiều người sinh sống tại Nhật Bản, người Việt thường có thói quen xấu ăn cắp vặt do túng thiếu trong cuộc sống. Sự việc xảy ra thường xuyên gây nhiều bức xúc buộc người Nhật phải treo biển cảnh báo. Có trường hợp Tổng giám đốc một công ty lớn ra nước ngoài cũng ăn cắp vặt.

Trốn vé: Hành động này đã và đang được rất nhiều du học sinh Việt phản ánh trên những diễn đàn hay blog cá nhân

Chặt chém du khách: Việc chặt chém du khách, đối với cả khách trong nước và nước ngoài, là vấn đề nhức nhối hiện nay. Sầm Sơn Thanh Hóa là điển hình của tình trạng chặt chém du khách. Những vụ việc "chặt chém" liên tiếp đối với khách nước ngoài đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quảng bá, mời gọi du lịch.

- Nguyên nhân này bắt nguồn từ đâu?

VD: +Sự lo lắng, ích kỉ, sợ bị vạ lây

+Sống để tận hưởng, không lo lắng

+ Cuốn theo những cuộc vui

+ Do tham lam, tư tưởng muốn làm ít hưởng nhiều, thấy canh gác lỏng lẻo lại có ý định xấu,...

+ Bất chấp hình thức để thu được lợi nhuận, lôi kéo khách hàng

=> Việc tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội là điều vô cùng cần thiết, vô cùng cấp bách.

2. Thói quen tốt trong xã hội cần được xây dựng từ từng cá nhân tích cực

- Nêu một số thói quen tốt, lối sống văn minh mình cần làm

3. Thói quen tốt cần được lan tỏa một cách mạnh mẽ, cần có chế tài để trở thành luật để ai cũng phải tuân theo

VD: Xếp hàng ngay ngắn trên thang cuốn, nhặt rác ngay sau khi xem bóng đá,... của người nhật bản

=> Rút ra được bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

GỢI Ý 2

- Luận điểm của văn bản: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

Để khẳng định cho luận điểm đó, người viết đã đưa ra các luận cứ và dẫn chứng để khẳng định:

Vứt rác đúng nơi quy định

- Luận cứ 1: Có thói quen tốt và thói quen xấu.

  • Dẫn chứng:
    • Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách là thói quen tốt.
    • Hút thuốc lá hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu.

- Luận cứ 2: Có người biết phân biệt tốt và xấu nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

  • Dẫn chứng: vì có thói quen hút thuốc là nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà

- Luận cứ 3: Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày là thói quen vứt rác bừa bãi. Thói quen này thành tệ nạn

  • Dẫn chứng:
    • Ăn chuối xong là tiện tay vứt vỏ ngay ra cửa, ra đường => rác cứ ùn lên thành con sông rác, mất vệ sinh nặng nề.
    • Có người còn tiện tay ném cả ly, vỏ chai vỡ ra đường=> trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu rất nguy hiểm.

- Luận cứ 4: Tạo được thói quen tốt thì khó, nhưng nhiễm thói xấu thì dễ.

Nhận xét về lập luận: Văn bản có lập luận rất chặt chẽ, từ những vấn đề chung triển khai thành các ý cụ thể, sau đó rút ra lời khuyên: Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. Như vậy, với cách lập luận như trên, bài văn đã làm nổi bật được luận điểm và thuyết phục được người đọc bởi vì văn bản đã đặt ra một vấn đề bức thiết trong cuộc sống, cách giải quyết của tác giả chặt chẽ, xác đáng.

Leave a Reply