Văn nghị luận - Nghe lời chê

Đọc sách thấy câu chuyện về một ông họa sĩ rất nổi tiếng của thời cổ Hy Lạp mà tôi rất muốn học. Ông ấy vốn là một họa sĩ có tài, đương thời ông được rất nhiều người khâm phục, đi đến đâu ông cũng nhận toàn lời ca ngợi, nhưng ông lại muốn lắng nghe, nhất là những lời chê. Khổ một nỗi là vì ông ấy quá nổi tiếng, cái danh đã rất cao, cho nên ít người dám chê, ít người dám trách, thậm chí có người không biết gì về nghệ thuật cũng khen một vài câu để tỏ ra mình cũng là người biết thưởng thức nghệ thuật cao siêu.

Nghe lời chê

Ông buồn lắm vì không nghe được những lời nói thật, nói thẳng. Ông không thích ngồi quanh chén trà với mấy người bạn chuyên nịnh nhau cho đỡ sầu, mà tìm cách lang thang đến phòng tranh. đây, ông phải nép kín một chỗ hoặc hóa trang đi lẫn lộn vào đám đông để nghe họ nhận xét tranh của mình, vắng mặt ông, xem ra họ nói thẳng thừng hơn.

Người đời sau viết lại chuyện này, cho rằng ông không chỉ có tài mà còn cố lắng nghe lời chê, cho nên cái tài của ông ngày càng cao, cái danh của ông ngày càng lớn.

Xem ra cái đức tính hiếm có của người họa sĩ tài ba đó đâu chỉ là tấm gương của những người cầm cọ, mà là tấm gương cho nhiều người, nhất là những người đã có tài, đã có danh trong thiên hạ.

Leave a Reply