Văn nghị luận Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

I. MỘT VÀI LƯU Ý ĐỀ HIỂU THÊM VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Xuân Quỳnh tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6/10/1942 tại làng La Khê huyện Hoài Đức thành phố Hà Đông, nay thuộc Hà Nội và mất ngày 29/8/1988 trong một tai nạn giao thông. Bà sớm tham gia hoạt động văn nghệ, ngay từ 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào làm diễn viên múa của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương. Từ 1963, Xuân Quỳnh là biên tập viên báo Văn nghệ và sau 1980, chuyển sang làm biên tập tại Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III.

2. Xuân Quỳnh làm thơ khi còn là diễn viên ca múa. Các sáng tác trong thời kì này được tập hợp dưới tiêu đề Chồi biếc, phản ánh khát vọng hồn nhiên tươi trẻ đánh dấu một cách nhìn mới trên văn đàn, in chung với cẩm Lai thành tập thơ mang tên Tơ tằm - Chồi biếc. Bà tham gia các chuyến đi phục vụ tuyến lửa Vĩnh Linh, Quảng Bình và đường Trường Sơn mà kết quả của chuyến đi gian khổ này là các tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974) với những cảm xúc chân thành về sức mạnh của chiến tranh nhân dân và vẻ đẹp của những con người trong tuyến lửa. Cuộc sống đời thường qua những nét thân quen gần gũi với mọi người, với những suy ngẫm về đất nước sau chiến tranh phản ánh qua các tập thơ Lời ru trên mặt đất (1978 ), Tự hát (1984), Sân ga chiều em di (1984), Hoa cỏ may (1989).

Xuân Quỳnh nổi lên như một gương mặt thơ nữ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ chống Mĩ cứu nước với một chất thơ trữ tình mới mẻ tươi mát. Thơ của bà là tiếng nói hồn nhiên trung thực, giàu lòng nhân ái với những khát khao về một hạnh phúc đời thường, đồng thời cũng là tiếng lòng của những người phụ nữ luôn có khát vọng gia đình bình yên. Phong cách Xuân Quỳnh thể hiện rõ nhất trong mảng đề tài viết về tình yêu mà ở đó phẩm chất thuỷ chung luôn là yêu cầu đầu tiên, là sự chung vai gánh vác những, vất vả lo toan của cuộc sống đời thường, là niềm vui được chia sẻ song cũng là tình yêu mãnh liệt, sôi nổi, dạt dào tình cảm yêu thương. Qua đó cái tôi trữ tình hiện ra đằm thắm, đầy dam mê khát vọng.

Hình tượng sóng

Xuân Quỳnh còn sáng tác một số truyện cho thiếu nhi được in thành tập Mùa xuân trên cánh đồng (1981), và các tập thơ cho thiếu nhi như Chờ trăng, Bầu trời trong quả trứng (1982) thể hiện tình yêu tha thiết rất đỗi chân thành của người mẹ đối với trẻ em Xuân Quỳnh là một hồn thơ đầy nhiệt huyết, với khao khát tình cảm mãnh liệt chân thành và giọng thơ nhuần nhị, tươi tắn. Bà được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.

3. Sóng là bài thơ xuất sắc của Xuân Quỳnh, được sáng tác năm 1967, khi bà đi thực tế về vùng biển Diêm Điền (Thái Bình) và đã được in trong tập Hoa dọc chiến hào. Bài thơ cho thấy một tâm hồn khát khao kiếm tìm hạnh phúc ẩn chứa trong một tiếng lòng đầy trắc ẩn, suy tư song cũng rất chân thành tha thiết.

II. PHÂN TÍCH

1. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được viết trước 1975, sau một mối tình không thành. Mốc thời gian sáng tác của bài thơ Sóng cho thấy khát vọng yêu đương trong hoàn cảnh chiến tranh, khao khát cuộc sống bình yên. Xuân Quỳnh là người biết yêu thương vô cùng nhưng cũng biết căm thù cháy bỏng.

Hình tượng cơ bản của bài thơ là hình tượng sóng và hình tượng em.

Hình tượng sóng là một tìm tòi nghệ thuật độc đáo của Xuân Quỳnh. Điều đó thể hiện qua sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, sóng là sự hoá thân của hình tượng em chủ thể trữ tình, sóng là sự phân thân của chủ thể trữ tình em để tạo ra sự nhập vai vừa kể vừa đối đáp.

Mối quan hệ giữa hai hình tượng sóng và em được thể hiện trong bài thơ vừa được tách ra để tạo hiệu quả chiếu ứng, đối sánh, vừa được kết hợp với nhau để tạo ra sự cộng hưởng, lan toả. Tính đặc sắc và độc đáo của hình tượng sóng mà Xuân Quỳnh và nhiều nhà thơ khác lựa chọn là bởi sóng là một hiện tượng thiên nhiên hùng vĩ mang tính vĩnh cửu, bởi sóng có những cách thức biểu hiện khác thường, lúc dữ dội, lúc yên bình, phù hợp để diễn tả tâm trạng con người đang yêu, bởi sóng có âm vang như là tiếng nói của tạo hoá với con người. Trong văn chương những từ ghép có sự kết hợp giữa từ sóng với các từ khác để chỉ tâm
trạng, tình cảm như sóng tình, sóng thu ba, sóng lòng của con người cũng thường được nhiều nhà văn nhà thơ sử dụng.

Nỗi nhớ

Hình tượng sóng cùng với nhịp điệu của bài thơ là những nét đặc sắc của bài thơ này. Nhịp điệu của bài thơ được thể hiện ở âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, ở nhịp điệu mô phỏng nhịp sóng biển triền miên, vô tận. Nhịp điệu của bài thơ được tái hiện qua thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng túng, cách phối âm từ sự kêt hợp đa dạng của các vần bằng - trắc nhằm thể hiện âm điệu của sóng biển.

Âm điệu chung của bài thơ là âm điệu của những con sóng biển đêm ngày xôn xao trên biển rộng, trong gió lộng, là âm điệu của nỗi lòng người con gái đang ngập tràn khao khát yêu đương, là sự kết hợp của sự rung động giữa tình và cảnh, giữa sóng lòng và sóng biển... tạo ra sự hoà hợp thể hiện khát vọng tình yêu vĩnh hằng của con người.

2. Khổ thơ mở đầu bài Sóng cho thấy trạng thái tâm lí đặc biệt của một tâm hồn khao khát yêu đương không thoả mãn với cái tầm thường nhỏ hẹp, đồng thời cũng cho thấy các trạng thái khác thường, vừa đối lập vừa khẳng định của tâm hồn người con gái đang yêu, khao khát yêu đương nhưng chủ động trong tình yêu chứ không thụ động hay nhẫn nhục chịu đựng.

Trong khổ thơ "Ôi con sóng ngày xưa / Và ngày sau vẫn thế / Nỗi khát vọng tình yêu! Bồi hồi trong ngực trẻ", tác giả đã đưa ra một sự so sánh giữa sóng biển của đất trời và tình yêu của con người. Điểm chung giữa sóng biển và tình yêu là những hiện tượng vĩnh hằng muôn thuở, là những hiện tượng tự nhiên, hồn nhiên song rất khó giải thích, đầy những bất ngờ, khó hiểu. Tình yêu cũng tựa hồ như sóng biển, đến / đi, ồn ào / lặng lẽ, dịu êm / dữ dội, vừa hiện rõ trước mắt vừa bí ẩn khác thường.

Khổ thơ "Sóng bắt đầu từ gió / Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau" như là cách thức lí giải tình yêu của Xuân Quỳnh. Qua cách lí giải thông minh và đầy nữ tính đó tình yêu hiện ra tự nhiên và vô tư. Tình yêu là quá trình chuyển hoá tình cảm giữa người con trai và người con gái, là sự tự nguyện và không đơn phương.

Một biểu hiện quan trọng thể hiện tình yêu, thể hiện phẩm chất yêu, đó là sự nhớ nhung khi xa cách. Nỗi nhớ ấy được tác giả thể hiện trong khổ thơ sau đây: "Con sóng dưới lòng sâu / Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được" là nỗi nhớ trong tình yêu khi xa cách, nỗi nhớ dai dẳng, thường xuyên, thường trực. Nỗi nhớ đó thể hiện cả trong không gian lẫn trong thời gian, cả khi thức lẫn khi ngủ, cồn cào, không quên, không yên. Nỗi nhớ ấy giông như những con sóng triền miên, lúc ở ngầm dưới sâu, lúc nổi trên mặt nước, nhưng lúc nào cũng dạt dào vô tận.

Đại dương

Khổ thơ "Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu?/ Em củng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau" cho thấy trong tình yêu, luôn có một vấn đề được đặt ra,
đó là giải thích thế nào là tình yêu song là một câu hỏi có muôn vàn đáp số mà mỗi cặp tình nhân, mỗi người yêu nhau đều cố gắng giải đáp, trước hết là cho mình và cho người mình yêu. Với khổ thơ trên đây Xuân Quỳnh cũng đưa ra một cách giải thích, một cách cắt nghĩa tình yêu theo cách riêng của mình. Đó là cách cắt nghĩa mang tính trực cảm, rất nữ tính và cũng rất Xuân Quỳnh. Cách giải thích bắt đầu đi từ sóng mà cội nguồn của sóng theo Xuân Quỳnh là bắt đầu từ gió. Nhưng khi phải trả lời tiếp Gió bắt đầu từ đâu, thì thật khó đưa ra được lời giải đáp. Xuân Quỳnh tìm lời giải đáp ấy từ chính tình yêu, từ chính logic của trái tim và đấy cũng là cách suy luận tràn đầy nữ tính. Bởi lẽ, nguồn gốc của sóng, của gió cũng giông như nguồn gôc của tỉnh yêu vừa là cái rất cụ thể nhưng lại cũng rất trừu tượng, bởi tình yêu bí ẩn và thiêng liêng, kì lạ vô cùng và càng bí ẩn càng thiêng liêng thì nó càng kì lạ, càng cao quý, càng hiện ra vẻ đẹp vô ngần của nó.

Cách cắt nghĩa của Xuân Quỳnh cho thấy một quy luật phổ biến trong tình yêu nam nữ, đó là từ trực cảm đến lí trí. Người ta yêu nhau trước hết nhờ sự cảm nhận bằng trực giác, bằng linh tính, bằng một sự cảm nhận đặc biệt về nhau mà thiếu đi sự cảm nhận trực giác ấy, tình yêu chỉ còn là sự tính toán hơn thua, được mất. Trong tình yêu người ta đến với nhau tự nguyện, không ai bắt buộc ai, người ta chiếm lĩnh tâm hồn và tình cảm của nhau bằng một điểm gì đấy không thể nói ra được, bằng một sự rung động sâu lắng nào đấy trong tâm can không diễn tả thành lời được, bởi khi đã nói ra được bằng lời, nghĩa là bằng sự sắp xếp ngôn từ theo tư duy lí tính thì tình yêu mất đi vẻ đẹp thiêng liêng bí ẩn của nó. Sự quyến rũ của tình yêu chính là ở sự rung động bí ẩn, là sự cảm nhận trực giác vừa nhạy bén vừa mong manh này. Vì thế không ít người đã coi tình yêu mang tính chất "thiên định", là sự sắp xếp của tạo hoá.

Qua khổ thơ trên của bài Sóng, Xuân Quỳnh đã cho thấy những vẻ đẹp mới của tình yêu nam nữ, trong đó nổi bật lên khát vọng được yêu được sống trọn vẹn trong hạnh phúc tình yêu.

3. Hình tượng sóng và em song hành với nhau tạo nên một hiệu quả nghệ thuật giúp cho bài thơ có thêm chiều sâu suy tư. Điều đó được thể hiện qua cả hai hình tượng bổ sung cho nhau, nhằm diễn tả sâu sắc hơn sự ám ảnh của tình yêu kèm theo nỗi nhớ khôn nguôi của người tình thuỷ chung đang ngày đêm mong ngóng, rạo rực đợi chờ. Nỗi nhớ người yêu cũng giông như con sóng nhớ bờ, song không chỉ dừng ở đấy, người con gái còn nhớ tới người mình yêu ngay cả trong trạng thái giác mơ, cả trong mộng mị. Cả hai hình tượng sóng và em kết hợp với nhau để cùng diễn tả khát vọng tình yêu sôi nổi, tiếng lòng mãnh liệt của người con gái đang yêu, tạo ra tính chất táo bạo khác thường cho thấy tình cảm thiết tha hướng tới một hạnh phúc giản dị song vô cùng cao quý, đó là được có anh, được ở bên anh, cũng như con sóng cần có bờ để tìm về như một chỗ dựa thì em luôn cần có anh như một điểm tựa tinh thần cho mọi hoàn cảnh, cho mọi ước mơ.

Hình tượng sóng vừa được khắc hoạ cụ thể vừa mang tính biểu tượng. Sóng được miêu tả cụ thể qua các trạng thái mâu thuẫn trái ngược nhau, như bản thân hiện tượng sóng biển trong tự nhiên. Hình tượng sóng dường như được nhàn hoá trở thành biểu tượng với cảm xúc mang tính người, biết nói, biết giãi bày. Sóng như có tính cách riêng với những trạng thái bên trong phong phú trở thành hình thức diễn tả sự biến đổi nội tâm của người con gái trong trạng thái say đắm với tình yêu. Tính cụ thể và tính biểu tượng hoà quyện vào nhau, bổ sung cho nhau, góp phần khám phá chiều sâu nội tâm của chủ thể trữ tình.

Hình tượng sóng được miêu tả khác nhau qua các khổ thơ khác nhau và liên tục của bài thơ. Sóng được thể hiện qua những nét phát hiện, tạo nên tính chất đa dạng khác thường. Qua đó sự liên tưởng cũng như khả năng gợi mở suy tư về biển, về sóng, về gió; về tình người và tình đời được mở ra và liên kết lại, ở những cấp độ nhất định tạo ra sức hấp dẫn của hình tượng, qua khả năng liên kết các khổ thơ, tạo ra mạch thơ quán xuyến của hình tượng sóng.

4. Sóng là hình ảnh biểu tượng cho tâm hồn người con gái, em là cái tôi trữ tình của nhà thơ. Sóng và em tạo ra kết cấu song hành cho bài thơ. Kết cấu đó tạo ra sự tương đồng, hoà quyện giữa hai hình tượng trữ tình. Sóng và em tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc hoà nhập để tái hiện các phương diện khác nhau có thể mâu thuẫn trong tâm hồn người con gái đang cháy bỏng khát vọng yêu thương, tạo ra chiều sâu nhận thức cho bài thơ.

Trong bài Sóng, Xuân Quỳnh vừa thổ lộ trực tiếp vừa mượn hình tượng sóng để nói về tình yêu, vừa tự hỏi tự chất vấn mình, vừa tự mình giải đáp những vấn đề đặt ra và cảm nhận được từ tình yêu ấy. Điều mong muôn và cảm nhận sâu sắc nhất của nhà thơ là mọi con sóng đều đến được với bến bờ của nó. Dù muôn vời cách trở cũng như tình yêu của người con gái sẽ có ngày kết quả. Đồng thời bài thơ cũng gợi lên sự hữu hạn của kiếp người trong vô hạn của đất trời, nghĩa là mọi sự nỗ lực sớm hay muộn cũng dẫn tới những kết quả nhất định.

Qua khổ thơ cuối cùng của bài thơ: "Làm sao tan dược ra/ Thành trăm con sóng sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu / Để ngàn năm còn vỗ", Xuân Quỳnh muốn gửi gắm khát vọng được sống hết mình trong tình yêu đôi lứa, muôn được mãi mãi sông trong tình yêu trẻ trung vĩnh viễn, ở đó tất cả đều chân thành, hồn nhiên và thấm đẫm men say, muốn từ chân trời nhỏ hẹp vươn tới tình yêu bao la rộng lớn, theo hành trình luôn rộng mở, hành trình không giới hạn và không bị khép kín.

Tình yêu

5. Sóng và em là hai hình tượng trữ tình cặp đôi song hành tạo nên vẻ đẹp kết cấu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Vẻ đẹp về mặt kết cấu của bài thơ là sự song hành, tương đồng giữa sóng và em, hai hình tượng trữ tình của bài thơ. Hiểu rộng ra có thể coi sóng mà ở đây là sóng nước, là sóng biển và em là một dạng sóng: sóng lòng, cả hai đều có đặc điểm chung là không bao giờ tĩnh tại, bao giờ cũng chuyển động và đặc biệt là sóng lòng thường chuyển động mãnh liệt theo quy luật tình yêu. Hai hình tượng tôn tạo cho nhau, bổ sung cho nhau. Sóng nước giúp sóng lòng vượt ra ngoài khuôn khổ của cái tôi bình thường, cái tôi mà ai cũng có thể nhận biết bằng vẻ ngoài để bước vào một thế giới mới xa lạ, bí ẩn và thiêng liêng của tình yêu, cũng giống như người con gái đang bước vào thời yêu đương, bao giờ cũng thấy xốn xang, xôn xao trong lòng, tựa hồ như sóng biển triền miên vỗ nhịp trên biển rộng vô bờ. Sự đồng cảm của người con gái đang yêu và những con sóng triền miên đang vỗ vào bờ ấy là điều dễ nhận thấy và đều có giá trị biểu cảm như nhau.

Xuân Quỳnh qua các khổ thơ lại cho thấy một diện mạo mới của sóng biển, tạo ra sự biến ảo kì lạ của muôn vàn con sóng đế từ đó dùng hình tượng sóng biển diễn tả sóng lòng. Sóng biển được nhân hoá, dường như cũng có tâm trạng khát khao, mong mỏi một tình yêu, giống như người con gái đang đối lòng mình với biển. Sóng và em soi chiếu cho nhau, qua sóng biển, em lại hiện hình với bao nỗi khát khao mong đợi.

Cũng như người con gái đang yêu, sóng cũng có tính cách riêng, không hài lòng, không thoả mãn, như tình yêu là sự vượt trội, là sự bứt phá khỏi những điều ràng buộc nhiều khi chỉ tự chính mình. Các trạng thái khác nhau của sóng nước diễn tả rất thành công các biểu hiện qua những sắc thái khác nhau của tình yêu đôi lứa. Các trạng thái đó thể hiện sự tinh nhạy của người phụ nữ, cho thấy các dạng thức khác nhau của khát vọng tình yêu mà cơ bản và trước hết, tình yêu là sự nhận thức mới về bản thân, là khát vọng vươn lên, vươn cao và vươn xa.

Tình yêu bao giờ cũng rất rõ ràng song cũng cực kì khó hiểu, nó vừa thiêng liêng vừa bí ẩn, và chính sự thiêng liêng bí ẩn đó lại là sức mạnh lôi cuốn con người, đòi hỏi em phải luôn luôn trăn trở, luôn tự vấn bản thân, đế mong muốn khám phá sâu hơn về điều bí ẩn thiêng liêng đã tạo ra tình yêu đôi lứa, tình yêu của sự đồng cảm, của sự cảm nhận trực giác kì lạ. Cả em và sóng đều tuân thủ quy luật muôn đời của tình yêu ấy, và sóng cũng như em đều xao xuyến, bồi hồi, đều cảm thấy hạnh phúc vì được yêu, được sống, nhưng không bao giờ đạt tới mức độ cao nhất, bởi vì trong quy luật chung khi đạt tới đỉnh cao thì bên kia đỉnh cao bao giờ cũng là vực thẳm. Em muốn vươn tới cùng cũng như sóng muôn vỗ bờ nhưng tất cả chỉ là khát vọng.

Tình yêu bao giờ cũng đi liền với nỗi nhớ, nhớ mông lung, nhớ mơ hồ, nhưng rất da diết, cồn cào. Yêu nhau là phải nhớ nhau, cũng như con sóng nhớ bờ muốn lao vào bờ, muốn chạm vào bờ. Em, hoá thân của cái tôi, cũng có khát khao như vậy, mang trong mình nỗi nhớ triền miên, như con sóng đi tìm bờ vậy. Sự nhận thức của cái tôi ở đây rất rõ ràng và hoàn toàn chủ động, và đó chính là cuộc hành trình vô tận của con người đi tìm hạnh phúc. Đi tìm tình yêu tức là đặt chân lên con đường tìm kiếm hạnh phúc, cũng như con sóng xô bờ để tự kết thúc cuộc hành trình miên man trên bể rộng của mình. Hai hình tượng gắn kết với nhau, qua đó tạo nên sức mạnh thể hiện khát vọng cho nhau. Cả hai hoà quyện vào nhau, tuy là hai nhưng thực chất chỉ là một, tuy là một nhưng phân thân thành hai. Hành trình của tình yêu là như vậy. 

Cả hai hình tượng sóng và em tạo nên kết cấu song hành, tạo nên mốì quan hệ tương đồng, góp phần thể hiện sâu sắc cảm xúc yêu đương của người con gái. Qua đó, thấy được tình, cảm mãnh liệt của người con gái và vẻ đẹp đáng trân trọng của con người đi tìm khát vọng hạnh phúc.

Leave a Reply