Văn nghị luận: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

I. GIỚI THIỆU

1. Binh đoàn Tây Tiến

- Là một binh đoàn chủ lực của quân đội ta được thành lập vào thời đầu chống Pháp (1947) nhằm mở một cuộc hành quân lên miền Tây Bắc dọc theo biên giới Lào Việt để tiêu diệt, phôi hợp với quân đội Lào tạo vòng cung an toàn sau chiến khu.

- Lính Tây Tiến chủ yếu là thanh niên Hà Nội có học và có tâm hồn lãng mạn, hào hoa. Cuộc sống nơi rừng núi heo hút, hoang dã với nhiều thiếu thốn, vất vả, thiếu cơm, thiếu rau, thiếu chăn màn áo quần thuốc men lại phải hành quân qua nhiều địa hình hiểm trở, phần đông sau cuộc hành quân là ốm đau, kiệt sức nên rất nhiều chiến sĩ đã bỏ mình lại với rừng già hoang vắng.

- Tuy vậy, điều kiện sống ấy cũng đem đến cho họ những cảm xúc lãng mạn. Những người lính Tây Tiến mang theo cuộc hành quân gian khổ ấy những hành trang của tuổi thanh niên học đường thơ mộng. Những gian khổ thiếu thốn đối với họ lại trở thành ý thơ hào hoa của kẻ chinh phu, trượng phu thời biến loạn:

Chí làm trai dặm ngàn da ngựa

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao

2. Tác giả - tác phẩm

Nhà thơ Quang Dũng xuất thân là một thanh niên trí thức Hà Nội. Ông viết nhạc, làm thơ và vẽ tranh. Tâm hồn và tài năng của Quang Dũng là điển hình của chàng trai Hà thành tài hoa và nhạy cảm.

Là đại đội trưởng trong binh đoàn Tây Tiến, Quang Dũng cũng từng nếm trải những gian nan. Nhưng từ những gian nan ấy đã cho ông niềm thi cảm. Năm 1948 Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Tại Phù Lưu Chanh (Hà Đông cũ), nhớ về đồng đội cũ của mình, ông viết bài thơ này. Bài thơ ban đầu có tiêu đề Nhớ Tây Tiến. Nhưng sau này in lại, Quang Dũng cảm thấy cả bài thơ đã là một nỗi nhớ "dầm dề" nên ông bỏ đi chữ nhớ và chỉ có Tây Tiến mà thôi.

Muốn tiếp nhận bài thơ này, học sinh phải hiểu được tâm thế của thế hệ thanh niên thời đầu chống Pháp. Vào lính lúc ấy dù thiếu thôn tất cả, có thể phải chịu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng hầu như mỗi người lính đều mang trong mình cái lẽ sống "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh", họ "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".

Bài thơ Tây Tiến từng bị xem là loại tác phẩm "buồn rơi mộng rớt" của những tâm hồn tiểu tư sản yếu đuối. Nhưng qua thời gian và năm tháng, tác phẩm được đánh giá là bài thơ viết về chân dung người lính hay nhất mà hơn nửa thế kỉ chưa ai vượt qua.

Nhà thơ Quang Dũng

II. PHÂN TÍCH

1. Cảm nhận chung về bài thơ

- Bài thơ viết về nỗi nhớ binh đoàn Tây Tiến - đơn vị bộ đội mà một thời tác giả là một thành viên. Cả bài thơ là một nỗi nhớ: Nhớ rừng già Tây Bắc hoang vu và dữ dội - Nhớ biên cương Việt Lào hồn nhiên và thơ mộng - Nhớ về đồng đội với những gian khổ và hi sinh. Phần kết bài thơ như một tiếng gọi hồn cho tất cả những ai đã một thời hành quân cùng Tây Tiến.

- Theo mạch cảm xúc, bài thơ có 4 phần. Ta có thể xem 4 phần ấy như những chương khúc của một bản giao hưởng về nỗi nhớ. Nếu vẽ bài thơ thành một tác phẩm hội họa, ta có thể nhận ra đó là 4 chặng đường của một cuộc hành quân. Những người lính Tây Tiến hiện lên giữa nền phông của núi rừng biên cương với trăm ngàn thiếu thốn và gian khổ nhưng lại mang hào khí lãng mạn ngút trời.

Vì vậy, có người xem bài thơ "như bức tượng đài về người lính vô danh của đất nước ta thời đầu đánh Pháp" (Phan Thị Thanh Nhàn).

- Tuy khi sáng tác bài thơ này, theo Quang Dũng, nhà thơ đã không nghĩ đến âm nhạc hay hội hoạ; nhưng mặc nhiên hình ảnh, ngôn ngữ và âm hưởng của bài thơ chứa đầy chất nhạc, chất họa.

2. Phân tích văn bản bài thơ

Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ "chơi vơi" về một binh đoàn, về một cuộc hành quân qua những chặng đường đầy gay go thử thách. Gam chủ của bản giao hưởng này vẫn là nỗi nhớ. Nỗi nhớ có bôn chương khúc theo bốn đoạn thơ:

Đoạn 1. Nỗi nhớ Tây Bắc hoang vu và dữ dội

Mở đầu bài thơ, nhà thơ gọi về một địa danh khởi đầu của cuộc hành quân: sông Mã và gọi lại một cái tên thân thuộc: Tây Tiến. Cùng với cái tên thân thương ấy là một tâm thế bồi hồi, chơi vơi, khó tả về vùng đất Tây Bắc:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Tây Bắc hiện lên với hai nét: dữ dội và thơ mộng.

Những địa danh lạ lẫm của đời người lần lượt hiện ra: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch... Và cùng với những cái tên ấy là những cảnh rừng, núi, suôi, đèo vô cùng hiểm trở: dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, ngàn thước lèn cao — ngàn thước xuống - thác gầm thét - cọp trêu người...

Với những chàng trai Hà Nội, có lẽ đây là những cảnh tượng phần nhiều đều lạ lẫm. Nhưng cũng chính từ đó, trong hồn họ bắt đầu chảy ra những ý niệm lãng mạn từ cái hùng vĩ chưa từng gặp. Những hình ảnh cũng lần đầu họ mới thấy: sương lấp - hoa về trong đêm hơi - heo hút cồn mây - Pha Luông mưa xa khơi - Mai Châu mùa em thơm nếp xôi...

Hai tính chất dữ dội và lãng mạn này vừa là cái thực của Tây Bắc hoang vu với dốc cao đèo thẳm nhưng lại vừa là cái lãng mạn của tâm hồn người lính Hà thành hào hoa cảm nhận được. Hai điều thực ảo hoà vào nhau, có trong nhau tạo cho nỗi nhớ trở nên da diết, sâu lắng, chơi vơi đi cùng năm tháng. Thi sĩ viết về nỗi nhớ, về những ngày đã qua mà người đọc cứ ngỡ là cảnh tả thực. Điều đó chứng tỏ nỗi nhớ ấy da diết biết chừng nào và cái hiện thực ấy khốc liệt biết chừng nào. Nếu tinh ý, ta dễ nhận ra đoạn thơ này mang hai âm hưởng tưởng như đối lập nhau lại ở trong nhau: cái dữ dội của cảnh với cái mộng mơ của tình. Những câu thơ: "dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm", "Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống" dường như đôi chọi cả về âm vang, từ ngữ và hình ảnh với những câu thơ: "Mường Lát hoa về trong đêm hơi", "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".

Nhưng đó chính là cái hoà đồng tương hợp giữa cảnh với cảnh, giữa người với người, giữa hiện thực và lãng mạn trong cảm thức của người lính.

Tây Bắc

Đoạn 2. Nỗi nhớ biên cương và nước bạn Lào hồn nhiên thơ mộng

Dọc theo miền biên cương, nỗi nhớ của nhà thơ có thay đổi. Cảnh không hiện lên với những bất chợt lạ lùng, với dữ dội mà bắt đầu lắng lại với những nét hoà đồng với con người. Hai hình ảnh về nỗi nhớ vùng biên hiện lên rất rõ: Nhớ đêm lửa trại và nhớ lần vượt thác.

a. Nhớ đêm lửa trại

Thực ra đoạn thơ này không tả thực mà vẫn cứ như tả thực. Ngôn ngữ thơ có chiều phân hoá. Không chỉ có tiếng nói của nhà thơ nữa trong câu thơ:

Kìa em xiêm áo tự bao giờ.

Cảnh "đuốc hoa" thường là những đêm lửa trại bên nước bạn Lào với điệu nhảy Lăm vông. Tiếng khèn gợi niềm hoang dã đưa ta về tới tận Viên Chăn. Rõ ràng cảnh ở đây là cảnh vùng biên ấm tình đồng đội, ấm tình quân dân.

b. Nhớ lần vượt thác: Đoàn quân vượt thác lũ bàng con thuyền độc mộc của vùng biên. Hình ảnh này vừa mang chất nguyên sơ, hoang dã nhưng vừa đượm một vẻ đẹp khó có thể gặp lại trong đời.

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa...

Hình ảnh suối và hoa tạo nên một dòng suôi hoa; con thuyền trôi trong hoang dã và con người kết với "neo hồn lau". Bức tranh đẹp như cảnh thần tiên chôn đào nguyên vậy.

Nỗi nhớ về nơi biên cương nhưng không hoang vu bởi cảnh và người hoà hợp. Nỗi nhớ mang cả thời gian và không gian. Trong nỗi nhớ hiện lên sự tình tứ, e ấp và có cái gì đó rất nguyên sơ với rừng biên, với nước Lào xa xôi, hồn nhiên, thơ mộng.

Đoạn 3. Nỗi nhớ đồng đội

Trăm nẻo nhớ của nhà thơ về Tây Tiến cuối cùng quy tụ lại nỗi nhớ người: Nhớ về đồng đội. Đây cũng chính là lúc nhà thơ tự nhớ mình. Nhớ về đồng đội, thi sĩ nhớ về hai điều: những gian khổ và sự hi sinh.

a. Nhớ về những gian khổ

Trăm ngàn gian khổ của người lính quy tụ lại ở hai hình ảnh: rụng tóc và xanh da.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Rừng già hiểm độc với sên vắt muỗi mòng, thiếu ăn, thiếu muối, thiếu thuốc men..., vượt thác vượt đèo với núi cao vực thẳm, qua một chặng đường dài hành quân, thân hình người lính trở nên xanh xao, gầy guộc, tóc rụng... Nhưng cái tư thế của họ vẫn "dữ oai hùm", vẫn "Mắt trừng gửi mộng qua biền giới" và "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm".

Cái tiều tụy về hình hài càng tôn thêm cái dũng mãnh của tinh thần. Đó là sự tương phản của cái tương đồng trong người lính Tây Tiến.

b. Nhớ về sự hi sinh

Trong đời lính, sự hi sinh là điều bất hạnh nhất. Nhưng đối với người lính Tây Tiến, sự hi sinh lại trở nên một hành động cao cả, một sự thể hiện sự sống đầy bi tráng. Nhớ về sự hi sinh, thi sĩ chọn lựa những hình ảnh mang tính kinh điển:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Trong chiến tranh chống Pháp, chống Mĩ thơ ca Việt Nam rất ít nói đến cái chết. Nhưng ngay ở thời này, Quang Dũng đã viết về cái chết một cách bi hùng. Đặc biệt cái chết chứa một tâm thế sống cao cả.

Xác có thể trôi dạt ở một góc suối, một gốc cây, một bìa rừng xa lạ vắng vẻ, thây có thể vùi đất bằng chiếc áo mong manh; nhưng lẽ sống thì luôn vươn cao. Con sông Mã sẽ gầm lên trong đêm vắng về xuôi chở cả cái bi tráng hào hùng. Những hình ảnh về sự hi sinh trong thơ Quang Dũng phải đến 20 năm sau ta mới gặp lại trong thơ Lê Anh Xuân, thơ Tố Hữu...

Bài thơ Tây Tiến

Đoạn 4. Nỗi nhớ - điểm cuối của cuộc hành quân

Bắt đầu từ thượng nguồn sông Mã, bàn chân chiến sĩ Tây Tiến bây giờ đã đặt ở chặng cuối bên tận sầm Nứa. Nơi ấy, đoàn quân Tây Tiến sau bao gian nan vất vả sau bao chịu đựng và hi sinh, đã "tiến" về nơi cần đến. Bao nhiêu mồ hôi, xương máu và bao nhiêu chàng trai đã ở lại "Rải rác" nơi "biền cương" thành "mồ viễn xứ". Bởi thế, nhà thơ không nỡ nói về những ai đã về lại trong lòng Tổ quốc. Bài thơ kết lại bằng một ước vọng khôn nguôi trong sự tha thiết, sâu lắng:

Tây Tiến người đi không mọc tóc

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Xa Tây Tiến không biết bao giờ mới gặp lại, con đường thì xa, nỗi nhớ càng trở nên vời vợi. Hai câu thơ kết có giọng điệu thiết tha trong lời mời gọi, hẹn ước ân tình. Những ai đã từng một lần Tây Tiến thì có lẽ không thể quên mảnh đất và con người nơi đây. Câu thơ kết là một lời thề sắt son, khẳng định tình yêu Tây Tiến khôn cùng.

3. Nhận xét chung về nghệ thuật của bài thơ

Người lính là cả một đề tài lớn của thơ ca Việt Nam trong suôi 30 năm. Dù được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến của Quang Dũng vẫn như một tượng đài khó có bài thơ nào sánh nổi. Có được điều đó bởi bài thơ là sự hoà hợp kì diệu của hiện thực cuộc đời vĩ đại với cảm hứng dâng trào của một trái tim hào hoa và nhạy cảm. Thơ Quang Dũng là sự kết tinh hồn nhiên giữa âm nhạc và hội hoạ được diễn tả bằng một thứ ngôn từ trau chuốt, sang trọng và lãng mạn.

Cả bài thơ là một cảm hứng lãng mạn bi tráng về chân dung người lính đánh giặc cứu nước thời đầu của dân tộc ta.

Leave a Reply