Văn nghị luận - Sự đặt điều nói xấu và gièm pha

Đạo đức luôn luôn công kích nghiêm khắc hành vi nói xấu và gièm pha. Đó là hai tai ương đáng sợ của sự trò chuyện. Thật đáng tội đối với những ai do thiếu suy nghĩ hoặc nhẹ dạ, hoặc ác khẩu, đã làm hư hại uy tín của đồng loại mình. Theo kiểu nói lóng, người ta thường gọi những kẻ ấy là “lưỡi con rắn độc”.

Không nên nói xấu một người khác

Những kiểu cách nói xấu ấy không tôn trọng bất cứ điều gì: nó như một ngọn lửa dữ dội, thiêu đen những gì mà nó phủ kín. Trước mặt chúng ta, nó đặt điều chà đạp uy tín kẻ khác và trước mặt kẻ khác, nó lại bôi xấu uy tín của chúng ta. Trong khi bới móc một cách không cần thiết những lỗi lầm của kẻ khác, kẻ đặt điều nói xấu thường đánh mạnh vào những quyền lợi thật to lớn và đôi khi thêm vào một ít thiệt hại có thể bỏ qua được. Nó đẻ ra sự ganh ghét, tị hiềm, hay một số dục vọng xấu xa: “Nói xấu không có dự kiến trước là tệ hại; nói xấu với dụng ý là tà tâm”. Những gì mà kẻ ưa nói xấu chọn lựa đều là điên rồ và ác độc! Có người chỉ dùng sự hiểu biết của họ để đi vu oan, giá họa cho kẻ khác. Đốì với họ, nói xấu là một nhu cầu mà qua đó họ chịu mất tất cả, kể cả bạn bè.

Sự gièm pha còn ác độc hơn là nói xấu. Nó bộc lộ tâm hồn hèn hạ và là nguyên nhân gây ra những thiệt hại nặng nề. Đó là vũ khí của kẻ có nhiễu tham vọng “cử chỉ cua kẻ gièm pha cũng đanh ác như lưỡi dao của tên sát nhân”. Dùng giọng lưỡi đánh vào kẻ lương thiện nào có khác gì rứt họ ra khỏi cái tài sản quý giá nhất là danh dự của họ.

“Hỡi kẻ gièm pha! Ta nhìn thấy những người hiền lành nhất đang bị ngươi xích lại bằng dây cáp. Hãy nhớ rằng không có sự ác độc nào là bình thường, là không khủng khiếp, là không mơ hồ, như người ta toan nhét cả thành phố vào cái giỏ trứng. Ta biết, đầu tiên chỉ là một tiếng động khe khẽ, như một con én chao đảo trong cơn lốc. Rồi, râm ran... từ cái miệng này thu nhặt nó, được chuyển tới cái tai kia. Tính xấu tác động vào khiến nó sinh sôi nẩy nở và di chuyển từ miệng người này, sang miệng người khác và nó trở thành ác quỷ. Ta hiểu, ngươi để cho con quỷ gièm pha ấy trỗi dậy, gào thét, lớn nhanh như thổi ở dưới mắt mọi người. No trương rộng đoi cánh bay đi, quay cuồng, gầm rú và hóa thành tiếng kêu trong cái thế giới đầy hận thu, đày ải” Con quỷ nào đang hoành hành ở đây thế nhỉ?”.

Kẻ nói xấu và kẻ gièm pha đều đáng khinh bỉ, đều thật nguy hiểm, như những kẻ đạo đức giả. Người bạn xấu xa thường đáng sợ hơn một kẻ thù lộ diện; cũng như Judas, nó vừa trả thù lại vừa hôn hít. Qua những lời nói giả đạo đức và dối trá, nó phá hoại cuộc sống, quấy rối gia đình, gây ra vô vàn thiệt hại mà nó lại làm ra vẻ là lương thiện. Thật dễ ngộ nhận xiết bao!

Những kẻ hay nói xấu, hay gièm pha đều nguy hiểm.

Người ta phải đuổi nó đi, không cho nó một cơ hội ngoi đầu lên trong cuộc sống.

Bà De Stael có lúc bất hòa với ông tử tước Choiseul, vì ông này thường đặt điều nói xấu về bà. Một hôm, gặp ông ta trong phòng khách, bà nói:

- Đã lâu lắm mới được gặp ngài, thưa ngài Choiseul!

- Thưa đại sứ phu nhân, tôi bị bệnh.

- Có nặng lắm không?

- Tôi bị người ta đầu độc.

- Chao ôi! Thế có lẽ ông bị đắng cả lưỡi, phải không?

Lời đối đáp nặng nề ấy như một quả chùy giáng thẳng vào người có tội.

Sự đặt điều nói xấu và gièm pha

Những người vắng mặt phải được hưởng sự khoan dung của mọi người. Không nên kết tội, tấn công người vắng mặt. Không nên noi ve họ để chứng tỏ lòng tốt hay mượn họ làm lá chắn che đỡ cho mình. Bà Louise de France, con gái của vua Louis thứ XIV, có thói quen rất tốt là không tham gia câu chuyện nói về một người khác không có mặt ở đó. Một hôm, người hầu phòng, muốn làm vừa lòng công chúa, phê phán một phụ nữ trong triều vua mà bà chẳng ưa thích. Công chúa liền bảo:

- Này, đừng nói những điều như thế!

- Nhưng, thưa bà, tôi... nói sự thật.

- Tôi không thích biết những sự thật kiểu ấy.

- Nhưng, đó là người mà công chúa rất ghét.

- Tôi không nghĩ tới điều đó nữa.

- Bà ta là kẻ thù không đội trời chung của công chúa.

- Tôi không thù ai cả.

- Sao thế? Tôi không thể nói gì về những người mà công chúa không ưa à?

- Không.

- Ngay cả quỷ sứ nữa?

- Không nên nói xấu một người khác.

Madame Louise de France không có kẻ thù. Bà hoàn toàn đáng yêu. Những giá trị của tư tưởng có thể làm cho người ta ganh ghét, nhưng bản thân nó chỉ sinh sản ra tình bạn đẹp đẽ.

Leave a Reply