Văn nghị luận - Sự nói dối

Lời nói cho phép con người diễn tả tư tưởng chớ không cho nó giả vờ, dối trá. Lấy dối trá thay cho sự thật là hành động tội lỗi, vì đem cái sai trái thay cho cái tốt lành. Nói láo là thói xấu không tha thứ được. “Nó bộc lộ một tâm hồn yếu đuối, một trí tuệ kém cỏi, một cá tính tội lỗi”. Người xưa coi nó là những bậc thang dẫn con người ta tới vũng lầy dơ dáy- Quả vậy, phần lớn những người nói láo là để “che giấu tội lỗi, biện minh cho sự sai trái của mình”. Nói láo là do hợm hĩnh, hèn nhát, ác độc hoặc muốn bào chữa sự vô ý, dại dột của mình, hoặc là do có tính kiêu ngạo, ganh ghét.

Sự nói dối

Nói trái với ý nghĩ của mình là không đứng đắn, thiếu tế nhị: “Kẻ nào thường nói láo thì không xứng đáng được coi là người lương thiện”.

Kẻ nói dối không hề biết cân nhắc. Cái thiệt hại đầu tiên của chính nó là mất lòng tin: người ta không tin hắn kể cả khi hắn nói thật. Trên cửa miệng của y, mọi sự thật đều bị chuyển dần thành dối trá.

Ai cũng giận khi nghe người ta nói “Anh nói dối”, bởi vì không có gì vinh dự hơn khi được thừa nhận là người chân thật. Một số người làm nghề tường thuật, muốn chuyện kể thêm tình tiết thú vị, đã không ngần

(1)Present - cách chơi chữ trong tiếng Anh - có nghĩa “hiện tại”, đồng âm với nghĩa “tặng phẩm”. ngại thổi phồng sự việc, biến giai thoại trở thành chuyện có thật. Họ có thói quen nói khác đi, giống như nhân vật kịch trong vở Le Menteur (kẻ nói dối) của Corneille.

Phải nói thật, nhưng không thiếu thận trọng. Và trước hết, người ta phải thành thực với chính mình và nhân danh một người đạo đức, theo đuổi mục đích là sẽ không bao giờ lừa dối một ai hết.

Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết, vì lòng nhân đạo, vì sự tế nhị, vì muốn bảo vệ bí mật quốc gia... nếu cứ nói thật thì sẽ đưa đến hậu quả bất lợi nên người ta vẫn có thể linh động nói dối.

Leave a Reply