Văn nghị luận - Suy nghĩ về nhân tài và hiền tài

Cần phải có những tiêu chí hay định nghĩa thế nào là nhân tài, là hiền tài, để mọi người phân biệt, nhận dạng cho đúng, tránh bỏ sót khi phát hiện và cũng không nhầm lẫn trọng dụng “sai địa chỉ”.

Chúng tôi hiểu nhân tài chỉ là người giỏi về lĩnh vực nào đó, nhưng không chắc cái giỏi đó sẽ phục vụ được cho dân cho nước, do nhân tài ấy không muốn đem cái tài của mình phụng sự mà chỉ muốn giữ làm tư hữu, bí truyền hoặc đòi hỏi những điều kiện quá mức hay phi lí, bất thường thì sao?

Mọi nhân tài cần phải vươn lên trở thành hiền tài của đất nước để

Như thế phát hiện, chiêu dụ nhân tài ấy để làm gì? Còn hiền tài thì có thể giỏi một hoặc nhiều lĩnh vực, cũng có thể giỏi hơn hoặc kém tài hơn nhân tài nhưng lại tự nguyện phụng sự, không đặt những điều kiện vì lợi riêng cho bản thân hay làm tổn hại cho đất nước và đáng quý hơn là sẵn sàng phổ biến những cái mình hiểu biết cho đồng đội, cho mọi người, họ không ganh tị, đố kị nhân tài mà còn ra sức phát hiện, thu phục và trọng dụng để cùng đóng góp nhiều hơn cho dân cho nước. Họ rất đáng và cần phải được phát hiện sớm và trọng dụng đúng mức.

Mọi nhân tài cần phải vươn lên trở thành hiền tài của đất nước để được tiếng thơm muốn thuở và không phí hoài cái “tài” của mình.

Chúng ta đừng ngộ nhận nhân tài là hiền tài. Nhưng trong bài này tôi xin được gọi những nhân tài có đóng góp dù ít hay nhiều cho Tổ quốc mà mục đích chỉ vì dân, vì nước là hiền tài và xin lạm bàn về một số phẩm chất cao quý của họ. Chúng tôi nghĩ, một hiền tài thì sẽ không đòi hỏi hay chỉ lo cho bản thân mình một cách ích kỉ nhỏ nhoi mà phải biết hết lòng vì sự nghiệp của Đảng (nếu là đảng viên), của dân tộc, đất nước (nếu là quần chúng), biết cảm thông và tận tuy phục vụ nhân dân đang còn vô vàn khó khăn. Người ấy sẽ không tham quyền cố vị mà luôn quan tâm phát hiện người giỏi để chăm bồi, dìu dắt họ thành “hiền tài” cùng phụng sự đất nước như mình. Mỗi nhân tài cần phải phấn đấu như thế thì mới xứng đáng.

Hiền tài phải có dũng khí đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực của xã hội để giành sự công bằng trong đó có bản thân mình chứ không được phép chọn con đường “vinh thân phì gia”, bỏ mặc cho dân đen chìm trong u tối và khốn khổ mà bán thân phục vụ cho ngoại bang quay lại bóc lột dân mình.

nhân tài và hiền tài

Hiền tài cũng là người biết khắc phục khó khăn, vượt lên số phận, tự khẳng định mình bằng những sáng tạo, phát minh, ý tưởng đề xuất có ích cho người và cho đời, tự tạo cho mình điều kiện làm việc khả dĩ có ích cho sáng tạo để cống hiến trong điều kiện đất nước còn quá nhiều khó khăn do phải khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh tàn khốc và sự cấm vận bao vây, rình rập của bao nhiêu loại kẻ thù đang chờ những sơ hở.

Như thế hiền tài không nhất thiết phải có học hàm giáo sư, học vị tiến sĩ, hay phải được đào tạo chính quy hoặc phải được học tập “đi mây về gió nước này nước nọ”, mà chỉ cần họ có thiện chí, chịu khó tu thân, rèn luyện tài năng bằng mọi con đường học vấn để có được những phát minh sáng chế, đề xuất được điều gì đó ích nước lợi dân với một tâm hồn vô tư trong sáng, không phải chỉ vì bản thân và riêng gia đình mình.

Sẽ không thể là hiền tài trong những quan chức với dáng vẻ áo mũ xênh xang, nhà xe sang cả mà vô cảm trước những bức xúc trong cuộc sống nhân dân, cũng không có hiền tài trong vô vàn bằng giả, học vẹt, thi hờ, xào nấu, chôm chĩa số liệu nhào nặn thành “công trình khoa học” để có bằng thạc sĩ, tiến sĩ nhằm dễ “luồn sâu leo cao”, và mọi hình thức gian dối chiếm đoạt tài sản trí tuệ người khác để nhằm có địa vị, lợi ích vật chất trong xã hội.

Càng không có hiền tài trong những con người đầu óc trông rỗng mà mồm hét thật to, không có suy nghĩ gì tốt cho cộng đồng xã hội, chỉ thích tiêu pha bằng đồng tiền không phải từ mồ hôi hay suy nghĩ lương thiện của mình làm ra. Cũng không phải hiền tài ở những kẻ có thế lực mà trực tiếp thực hiện hoặc tiếp tay cho bọn đầu cơ các loại để có được siêu lợi nhuận và sống phè phỡn sang cả trong khi cả nước phải đối phó với những khó khăn mà họ có góp phần ít nhiều tạo nên.

Nếu là hiền tài thật sự mà không được trọng dụng, lại bị ruồng bỏ khiến cho họ phải “đầu quân” nơi khác, hay người giỏi nghiêm chỉnh mà Nhà nước ta không có cách giữ lại, họ sẽ ra đi để làm cho tư nhân, cho nước ngoài thì nền kinh tế đất nước ta, bộ máy nhà nước ta sẽ không tránh khỏi gặp khó khăn sau này. Nhưng nếu chọn nhầm, trọng dụng không đúng thì sẽ không công bằng, từ đó sinh ra nhiều mâu thuẫn ngay trong đội ngũ và bộ máy, sẽ gây nên sự bất mãn và không khí tiêu cực càng không có lợi.

Lịch sử hào hùng của dân tộc ta đã nói lên: Hiền tài không thiếu trong mỗi thời đại, họ có ở khắp mọi miền Tổ quốc, thuộc mọi thành phần, tầng lớp khác nhau, khi có điều kiện thích hợp hay đất nước cần là có họ ngay, và việc trọng dụng hay ruồng rẫy hiền tài mỗi thời kì có liên quan đến sự phồn thịnh hay suy yếu của đất nước.

Leave a Reply