Văn nghị luận - Suy nghĩ về thói hư tật xấu

I. Tìm hiểu đề

- Đề bài thuộc dạng đề mở, người viết tự xác định lấy đề tài và phạm vi nội dung bàn bạc. Cụ thể ở đây là cần xác định: Thế nào là một thói hư tật xấu? Thói hư tật xấu mà HS thấy cần phê phán ở đây là gì? Trên cơ sở xác định rõ đối tượng bàn bạc, HS cần phân tích những biểu hiện cụ thể của thói hư tật xấu này và lí giải tại sao cần phê phán thói hư tật xấu đó bằng việc phân tích nguyên nhân hình thành và chỉ ra tác hại của nó đối với cuộc sống con người. Cuối cùng HS cần liên hệ với bản thân đế rút ra bài học về cách sống, cách ứng xử.

phê phán trong giới trẻ hiện nay là nghiện Internet

II. Dàn ý sơ lược

Mở bài:

Giới thiệu vấn đề.

Thân bài:

- Khái niệm thói hư tật xấu và thói xấu cần phê phán hiện nay nghiện Internet.

1. Nhận diện thực tế:

- Điều kiện hình thành thói quen xấu.

- Biểu hiện của thói quen xấu.

2. Phân tích nguyên nhân, hậu quả:

- Nguyên nhân.

- Hậu quả.

3. Giải pháp khắc phục.

4. Liên hệ, rút ra bài học.

Kết bài:

- Kể vắn tắt một câu chuyện, sự việc có tính điển hình về hậu quả của việc nghiện Internet.

- Khẳng định sự cần thiết của việc loại bỏ thói quen xấu này.

III. Dàn ý chi tiết

Mở bài:

- Trong cuộc sống, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà con người hình thành cho mình những thói quen, trong đó có thói quen tốt và cũng không ít những thói quen xấu cần phê phán.

- Một trong những thói quen xấu cần phê phán trong giới trẻ hiện nay là nghiện Internet.

Suy nghĩ về thói hư tật xấu

Thân bài:

1. Khái niệm “thói hư tật xấu” và tật nghiện Internet:

- “Thói” là lối, cách sống, cách hoạt động không tốt được lặp lại lâu ngày thành quen. “Tật” là thói quen xấu, khó sửa. “Thói hư tật xấu” là cách sống, cách hành động sai lầm được lặp đi lặp lại thành thói quen khó sửa.

- Tật nghiện Internet là việc lên mạng Internet để làm những việc vô bổ, thậm chí gây tổn hại đến cuộc sống về mọi mặt. Tật nghiện Internet đã trở thành một thói quen, một niềm ham mê đến lú lẫn, mất hết lí trí.

2. Nhận diện thực tế:

- Điều kiện hình thành thói quen xấu:

+ Sự bùng nổ của dịch vụ Internet: ở thành phố, hiếm có một đường phố nào không có một vài cửa hàng dịch vụ Internet có vài chục máy tính được nối mạng với những thông tin quảng cáo hấp dẫn như “đường truyền tốc độ cao”, “giá rẻ”, “game mới”...

Ngay cả ở các vùng nông thôn, dịch vụ Internet cũng trở lên rất phổ biến. Mật độ các cửa hàng không dày đặc như ở thành phố song muốn tìm không phải là việc khó khăn.

+ Đối tượng khách hàng của dịch vụ này rất đa dạng, trong đó phần lớn là thanh niên, học sinh của các cấp học THCS, THPT đến sinh viên các trường cao đẳng; đại học.

+ Thời gian phục vụ của các cửa hàng dịch vụ Internet là 24/24 do nhu cầu của khách hàng.

- Biểu hiện của thói quen xấu:

+ Ngồi lì trong quán Internet suốt ngày đêm.

+ Đam mê tới mức sẵn sàng làm những việc tồi tệ nhất để được thoả mãn nhu cầu vào tháng Internet.

+ Coi việc vào Internet là công việc, thú vui và mục đích duy nhất trong cuộc sống.

2. Phân tích nguyên nhân, hậu quả:

- Nguyên nhân.

+ Những lợi ích có thể có từ mạng Internet: nguồn thông tin vô cùng phong phú (tin tức, thời sự, kinh tế, văn hoá...), nguồn giải trí dồi dào phim, ảnh, âm nhạc, trò chơi điện tử...), khả năng liên lạc cao (chat, email...).

+ Sức hấp dẫn “chết người” của Internet: phim ảnh đồi truy, các trò chơi điện tử trực tuyến, thế giới ảo mà Internet tạo ra... đều đánh trúng vào tâm lí hiếu kì, ưa phiêu lưu mạo hiểm của giới trẻ. Sự thiếu kiểm soát của Nhà nước và thiếu lương tâm trách nhiệm của các chủ dịch vụ khiến cho những sản phẩm này càng có khả năng bành trướng quy mô và tầm ảnh hưởng của nó.

- Hậu quả:

+ Tạo nên một sự lãng phí lớn: Thời gian, tiền của, sức lực là những thứ mà mạng Internet có thể lấy đi ở con nghiện. Không hiếm người kiệt sức ngay trước màn hình máy tính. Không hiếm học sinh, sinh viên bỏ bê học hành, thậm chí nghỉ học triền miên. Hiện tượng lấy cắp tiền của, đồ đạc của gia đình để phục vụ cho nhu cầu Internet cũng trở nên phổ biến.

+ Tác động tiêu cực đến tinh thần và nhân cách: việc sống triền miên trong thế giới ảo dẫn đến lệch lạc trong khả năng nhận thức, mất dần khả năng phản ứng và hoà nhập với thế giới hiện thực. Nguy hại nhất là ảnh hưởng của các loại phim ảnh đồi truy, các trò chơi game bạo lực làm nảy sinh và kích thích những bản năng xấu hành vi không lành mạnh (quan hệ tình dục không lành mạnh, cưỡng bức, giết người, lừa đảo trộm cắp...) không chỉ tổn hại đến chính bản thân người nghiện mà còn tạo sự bất ổn trong đời sống cộng đồng.

+ Lứa tuổi học đường là nguồn nhân lực chính trong tương lai của cả gia đình và cộng đồng xã hội. Mọi ảnh hưởng tiêu cực tới lứa tuổi này đều sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển lâu dài của toàn xã hội.

3. Giải pháp khắc phục.

- Kinh doanh dịch vụ Internet là loại hình kinh doanh nằm trong khuôn khổ cho phép của pháp luật nên không thể ngăn cản, cấm đoán. Song sự kiểm soát để loại bỏ những nội dung độc hại, những trang web “đen” là điều cần thiết.

- Sự phối hợp của gia đình và nhà trường trong việc kiểm soát, điều chỉnh, giáo dục thế hệ trẻ để ngăn chặn và uốn nắn kịp thời những biểu hiện không đúng đắn những sở thích không lành mạnh.

- Bản thân những người trẻ tuổi cần có ý thức về trách nhiệm và mục đích của bản thân mình để không bị lôi cuốn, mê hoặc bởi những thứ không cần thiết cho cuộc sống hiện tại và sự phát triển của tương lai.

4. Liên hệ, rút ra bài học:

- Những người đã từng vào mạng Internet để tìm nguồn giải trí đều có thể nhận thấy sức hấp dẫn và khả năng “mê hoặc” của nó. Nếu không có một lí trí tỉnh táo một bản lĩnh vững vàng, bất kì ai cũng có thể bị nó thu hút đến mất đi sự tự chủ.

- Bản thân những người trẻ tuổi (HS, sinh viên) cần có ý thức về trách nhiệm và mục đích của bản thân mình để không bị lôi cuốn, mê hoặc bởi những thứ không cần thiết cho cuộc sống hiện tại và sự phát triển trong tương lai.

Kết bài

- Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về một câu chuyện đau lòng: một học sinh THCS chỉ vì nghiện Internet mà đã bắt cóc, tống tiền và giết chết chính người em họ của mình. Điều đáng lo ngại là đây không còn là hiện tượng cá biệt trong xã hội.

- Để bảo vệ giới trẻ khỏi những tác động xấu từ Internet, rất cần thiết phải loại bỏ thói quen lên mạng như một việc làm vô bổ.

Leave a Reply