Văn nghị luận xã hội - Bàn về quan niệm sống

DÀN Ý

1. Mở bài

Trong cuộc sống, mỗi người đều có một lí tưởng sống riêng để vươn tới tự hoàn thiện và phát triển bản thân.

Cần phải tự tạo và có lòng quyết tâm hướng theo lí tưởng sống.

2. Thân bài

- Lí tưởng sống là gì?

Lí tưởng sống là mục đích và tư tưởng lớn lao mà mỗi người luôn hướng tới.

- Vì sao con người cần sống có lí tưởng?

- Mỗi người có lí tưởng sống như thế nào?

+ Sống lí tưởng là khi bạn sống hết mình vì bản thân và chia sẻ với người khác khi có thể.

+ Sống lí tưởng phải gắn với sự rộng lượng, hướng tới đời sống tri thức bao la nhưng thanh niên không được sợ nghĩa vụ của một người công dân.

- Thanh niên ngày nay với lí tưởng sống:

Liên hệ thanh niên ngày trước để chỉ ra lí tưởng sống của thanh niên ngày nay:

Thanh niên ngày trước có thể cầm súng chiến đấu quên mình vì lí tưởng bảo vệ Tồ quốc.

- Thanh niên ngày nay giỏi nhưng lí tưởng chưa rõ ràng.

3. Kết luận

- Vai trò của lí tưởng mỗi cá nhân trong xã hội là vô cùng quan trọng.

- Mỗi người phải có lí tưởng riêng.

BÀI LÀM

Nhà văn Pháp Đ.Đi-đơ-rô từng quan niệm: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích bình thường.”. Đây là một quan niệm đúng và rất phù hợp với mỗi chúng ta.Trong cuộc sống, mỗi người đều có một lí tưởng sống riêng để vươn tới, tự hoàn thiện và phát triển bản thân. Bất cứ ai cũng cần tự tạo cho mình một lí tưởng và có lòng quyết tâm hướng theo lí tưởng ấy. Có như vậy thì cuộc sống mới thật sự ý nghĩa!

í tưởng sống cao đẹp cho cuộc đời mình

Thật vậy, mỗi người sống trong đời ai cũng có một lí tưởng cho riêng mình. Có những người xác định rất rõ lí tưởng sống nhưng cũng có những lí tưởng chưa bao giờ được định hình. Vậy lí tưởng sống là gì? Có thể nói, lí tưởng sống chính là mục đích và tư tưởng lớn lao mà mỗi người luôn hướng tới,hứong tới bằng suy nghĩ ước mơ và hành động. Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người. Mỗi một con người muốn sống có ý nghĩa phải sôìig có mục đích, có lí tưởng cao đẹp.

Vậy tại sao sống cần lí tưởng và lí tưởng sống phải cao đẹp? Con người sinh ra ai cũng muốn có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Có những hạnh phúc bình thường, thiết thực như ăn ngon, mặc đẹp, nhà cao cửa rộng, vợ hiền, con ngoan, bạn tốt... và hạnh phúc có thể đến từ gia đình, tiền bạc, cha mẹ, người yêu, bạn bè... Con người chỉ có từng ấy lí tưởng sống nhưng đã phải cố gắng, mưu cầu mới có được! Nhưng cũng không ít kẻ có những lí tưởng sống rất tầm thường! Đó là những kẻ cả cuộc đời chỉ mong muốn có nhiều tiền, có sự giàu sang để trấn áp, đế khinh rẻ kẻ khác, dùng đồng tiền đề khuynh đảo những người xung quanh. Lí tưởng sống như vậy dễ làm bạn với tội ác, với cái xấu. Vậy muốn sống đẹp phải có lí tưởng sống cao đẹp. Người có lí tưởng sống cao đẹp thường rất hạnh phúc khi hi sinh cho người khác, hạnh phúc khi cống hiến cho cuộc đời chung và hẳn rằng tinh thần của họ luôn thoải mái, thanh thản. Có thể thấy những tấm gương tiêu biểu như Anh-xtanh, Ê-đi-xơn... những nhà khoa học vĩ đại của thế giới, đặc biệt không ở đâu xa là Các Mác, Lênin, IIỒ Chí Minh. Những công hiến lớn lao của họ cho hậu thế chắc chắn đã được nuôi dưỡng bời lí tưởng sống thật cao cả cho muốn người!

Lí tưởng là lẽ sống của cuộc đời. Lí tưởng phải cao đẹp thì tâm hồn mới thanh cao và có những hành động đẹp. Lí tưởng cao cả, đẹp đẽ của con người là điều kiện để con người sống có ý nghĩa và sống xứng đáng. Vậy mỗi người có lí tưởng thì phải sống như thế nào?

Sống lí tưởng trước hết là chính bản thân bạn phải sống hết mình, coi trọng bản thân mình. Chỉ khi nào bạn biết yêu quý bản thân thì bạn mới có những lí tưởng sống tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sống vì bản thân thì dẫu lí tưởng của bạn có cao đẹp đến thế nào thì bạn cũng chỉ xứng đáng với cái tiếng “ÍCH KÍ”. Không chỉ sống vì mình, bạn cần phải biết chia sẻ với người khác khi có thể, đặc biệt là với những người gặp hoạn nạn, khó khăn.

Sống lí tưởng phải gắn với sự rộng lượng, hướng tới đời sống tri thức bao la. Thật vậy, một người sống có lí tưởng thì phải có tầm nhìn xa, phải mở lòng và hòa mình vào thế giới bao la, rộng lớn. Vì “những điều .chúng ta biết chỉ như một giọt nước, những điều chúng ta chưa biết mênh mông như một đại dương” nên mỗi người sống có lí tưởng thì phải luôn có ý thức không ngừng học hỏi và luôn trong tư thế sẵn sàng đón nhận những kiến thức mới trong muôn ngàn kiến thức của nhân loại. Có như vậy thì những lí tưởng đặt ra mới có khả năng thành hiện thực! Cả cuộc đời, Bác Hồ chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao đất nước được độc lập, tự do, nhân dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc. Để thực hiện được mong muốn tưởng chùng giản dị ấy, Người đã phải bôn ba ra nước ngoài tự tìm đường cứu nước. Từ hai bàn tay trắng ấy vậy mà với tinh thần ham học, chịu thương chịu khó, Người đã làm được đủ nghề, học được đủ thứ tiếng... và quan trọng hơn Người đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Lí tưởng cưa Người cơ bản được hoàn thành. Là một lãnh tụ của một dân tộc nhưng Bác dã không ngừng học hỏi, vậy thì tại sao chúng ta lại không! Bên cạnh việc học hỏi, trau dồi kiến thức, người sống có lí tưởng cần thực hiện tốt những nghĩa vụ của một người công dân. Đặc biệt, trong xã hội hiện đại này, lớp thanh niên phải hoàn thành những nghĩa vụ của mình, không được chối bỏ trách nhiệm hoặc đồ trách nhiệm lên đầu người khác.

sống có lí tưởng nghĩa là biết sống vì hạnh phúc của con ngườ

Trong cuộc đời mỗi con người, lí tưởng sống - lẽ sống cuộc đời - được hình thành rõ ở tuồi thanh niên. Tố Hữu từng nói: “Thanh niên phải biết ước mơ và hành động” và cũng chính nhà thơ đã bắt gặp “mặt trời chân lí” - lí tưởng cách mạng, lí tưởng sống cao đẹp khiến nhà thơ cảm thấy trái tim “bừng nắng hạ”, thấy tâm hồn là “vườn hoa lá, rất dậm hương và rộn tiếng chim”. Lí tưởng sống cách mạng đã cho nhà thơ một quan niệm sống mới “Tôi buộc hồn tôi với mọi người. Để tình trang trải với muôn nơi. Để hồn tôi với bao hồn khổ. Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. Thanh niên ngày trước có thể cầm súng chiến đấu quên mình vì lí tưởng bảo vệ Tồ quốc. Thật vậy, lật lại những trang sử hào hùng của dân tộc, ta tự hào khi thấy các lớp thanh niên Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chổng Pháp, chông Mĩ vừa qua thực sự đã trở thành mũi nhọn xung kích - lực lượng tiên phong của cách mạng giải phóng dân tộc. Họ đã tham gia nhiệt tình vào cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc. Họ đã “Xẻ dọc Trường Sơn di cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Đã có không biết bao nhiêu tấm gương sống theo lí tưởng cao đẹp đáng để chúng ta học hỏi. Đó là Lý Tự Trọng, người thanh niên cộng sản trẻ tuổi, đã sớm nhận ra “Con đường của thanh niên chi có thể là con đường cách mạng chứ không có con dường nào khác!” và đã đi theo con đường phấn đấu, hi sinh cho công cuộc cách mạng, giành độc lập dân tộc. Người thợ điện Nguyễn Văn Trỗi cũng sớm nhìn thấy “Lí tưởng sống của dời tôi là hạnh phúc của đồng bào tôi. Còn thằng giặc Mĩ thì không ai có hạnh phúc nào cả...” và anh đã chọn hướng đi cho cuộc đời là đấu tranh giải phóng miền Nam khỏi ách đô hộ của đế quốc Mĩ. Có thể nói, hạnh phúc cao đẹp nhất đôi với thanh niên ngày trước là được sống, chiến đâu và hi sinh cho cách mạng. Chính vì sống có lí tưởng cao đẹp vì sự nghiệp chung cho nên nhiều thế hệ Việt Nam dù “bình thường” nhưng rất “cao quý”.

Ngày nay, đất nước đã hoàn toàn độc lập, nhân dân ta đã hoàn toàn tự do nên lí tưởng sống của thanh niên cũng có nhiều thay đối. Thanh niên ngày nay giỏi, thông minh, nhanh nhặn, ham học hỏi và có sức sáng tạo cao. Nhiều thanh niên có những lí tưởng sống rất theo chiều hướng tích cực rất đáng khen nhưng cũng có khá nhiều thanh niên chưa xác định cho mình lí tưởng sống rõ ràng, thậm chí sống mà không có lí tưởng. Dường như nhịp sống quá hốì hả, cuộc sống quá hiện đại, sung sướng... nên nhìn chung thanh niên ngày nay giỏi nhưng chưa có lí tưởng rõ ràng. Quả là một thực trạng đáng buồnl Thiết nghĩ bản thân mỗi thanh niên cần tự xác định cho mình những lí tưởng sống đúng đắn, phù hợp và Nhà nước ta cần quan tâm hơn nữa đến họ; như vậy, thanh niên không những phát huy được hết năng lực bản thân mà đất nước sẽ ngày càng giàu mạnh hơn.

Lí tưởng sống cao đẹp có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng chung quy lại, sống có lí tưởng nghĩa là biết sống vì hạnh phúc của con người. Có khi nó là sự công hiến bền bỉ, miệt mài trên vùng núi cao nơi “Lặng lẽ Sa Pa” để đo độ nắng, độ gió... Cũng có khi đó là một nguyện ước được “lặng lẽ dâng cho đời” chút sức lực của con người với những việc làm nho nhỏ nhưng đầy ý nghĩa:

"... Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

Chính vì thế, đã là thanh niên thì phải biết tìm và tìm được lí tưởng sống cao đẹp cho cuộc đời mình. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cũng cần lên tiếng phê phán những mưu cầu đời sống tầm thường: sống chỉ được muốn hưởng thụ vật chất, sống ích kỉ chỉ lo cho mình và không quan tâm đến hạnh phúc của người khác.

Quả thật, lí tưởng sống có một vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân trong xã hội! Mỗi người ai cũng phải xác định lí tưởng riêng cho mình, sống và quyêt tâm thực hiện được lí tưởng ấy. Tương lai của tuổi trẻ hôm nay - những chủ nhân đất nước - tùy thuộc vào sự khẳng định lí tưởng sống của tuổi trẻ Việt Nam. Lời nói của Đ.Đi-đơ-rô như nhắc nhở mỗi người biết chọn lẽ sống cao đẹp. Mỗi người hôm nay dù ở vai trò xã hội nào cũng sẽ hiểu sâu xa đất nước và dân tộc làm gì, ta phải làm gì!

Leave a Reply