Văn thuyết minh - Mùa hoa gạo

Ngày tại ngũ, tôi đón nhiều cái Tết ở miền Nam. Đất phương Nam, mùa khô bầu trời như chiếc bình thủy tinh xanh đựng chân chứa nắng vàng. Mùa mưa, những cơn mưa trắng đất trắng trời xâu ngày xâu đêm bằng muôn vàn sợi dây nước bạc. Tết ở miền Nam đang cuối mùa khô, nắng ngấn đọng trên cánh mai vàng. Người phương Bắc đón Tết phương Nam nghẹn lên nhiều nỗi nhớ: Nhớ cái lạnh se sat cuối mùa, nhớ màn mưa bụi giăng chùng trên ngõ, nhớ con đê làng gợn xanh non màu cỏ tháng giêng. Nhưng vượt lên trên cả là nôi nhớ hoa gạo quê nhà.

Đầu làng tôi có một cây gạo cổ thụ

Đầu làng tôi có một cây gạo cổ thụ. Từ cửa sổ, tôi hay trông ra phía cây gạo đầu làng. Trong ánh mắt trẻ thơ của tôi, mỗi mùa cây gạo lại hiện ra những hình ảnh khác nhau. Mùa hè cây gạo đứng xòe ô che mát cho ai ngang trưa sang chuyến đò quê. Mùa thu cây gạo nâng vầng trăng vành mọng lên cành, suốt đêm ngồi se trăng như người kéo kén tằm vàng, rải xuống làng những dải tơ lụa mịn màng. Mùa đông cây gạo trọi trơ cành lá. Bầu trời ẩm thấp lè tè mây xám. Cây gạo giống chàng lực sĩ khổng lồ, thân vồng căng, rễ tì đất, vươn cành như các cánh tay cuồn cuộn cơ bắp đỡ bầu trời lên không cho mây xám đè xuống làng. Mùa xuân, nàng Tiên xuân rây mưa bụi làm chung chiêng cả đất cả trời. Một buổi sáng, tôi trông ra phía đầu làng. 0 kìa cây gạo đã đơm đầy hoa nom như một mâm xôi gấc đỏ. Ngày Tết mẹ tôi cũng hay đồ xôi như thế. Khi chúng tôi đang ngon lành giấc ngủ ỵới giấc mơ vui mặc quần áo mới đầu năm thì mẹ tôi lẳng lặng thức dậy. Ánh lửa cháy cùng lòng mẹ. Sớm mai chúng tôi dậy đã thấy mâm xôi gấc nghi ngút hương thơm bên bàn thờ Tổ. Cây gạo cũng giống mẹ tôi thức dậy từ khi nào đổ mâm xôi gấc cho làng. Sáng xuân này cây gạo như cô gái má hồng yếm thắm đội mâm xôi đầy ú ụ vào hội làng. Vậy là mùa hoa gạo bắt đầu.

Ngày ấy lũ trẻ chúng tôi có nhiều trò chơi trong mùa hoa gạo nở. Con trai chơi trò rước Trạng nguyên về làng. Hoa gạo được xâu thành những vòng hoa đỏ. Đứa nào được phong làm Trạng nguyên thì được cưỡi bò vinh quy bái tổ, Trạng nguyên đội vòng hoa đỏ trên đầu. Thêm một ngọn hoa lau làm gù mũ. Con bò cũng được đeo vòng hoa đỏ trên cổ. Loa mồm ậm oẹ, trống mồm tùng dinh ỏm tỏi. Quan Trạng ngất nghểu trên lưng bò, lắc lư đầu giả vờ thét ơi ới: Quân bay đâu... Lũ trẻ dạ ran cùng tiếng cười. Tôi hay được chúng pnong làm Trạng nguyên vì đầu têu ra lắm trò chơi mới. Thấy lũ bạn đã chán trò Trạng nguyên vinh quy bái tổ tôi kể cho lũ trẻ nghe chuyện gieo cầu kén chồng trong chuyện cổ tích. Công chúa ngồi trên lầu hoa gieo cầu kén phò mã. Nghe chuyện của tôi, lũ con gái vỗ tay hưởng ứng ngay vì chơi trò quan Trạng không đứa con gái nào được phong làm quan Trạng. Đến lượt chúng tôi cưỡi bò diễu qua trước mắt công chúa. Trên cái rễ gồ cao của cây gạo, lũ con gái lần lượt lên ngôi làm công chúa. Hoa gạo làm quả cầu, những nàng công chúa lọ lem nghịch ngợm không phải gieo cầu nữa mà là ném cầu. Các vị phò mã tương lai đầu trọc bị ném trúng đầu la oai oái.

Mùa hoa gạo

Lần ấy đến lượt Hương gieo cầu.

Hương là cô bạn nhỏ có đôi má lúm đồng tiền, nhà ở cạnh nhà tôi. Bông hoa gạo đỏ thắm trên tay, công chúa Hương nhìn tôi nhoẻn cười. Tôi cưỡi bo đi giữa. Hai đứa, đứa trước đứa sau không biết có hiểu được cái cười ý nhị của Hương? Bông hoa gạo - quả cầu đỏ tung ra từ tay Hương ke một đường vòng như con dúm nhỏ, rất chính xác, đậu đúng vào vai tôi. Có lẽ lúc đó tôi luống cuống lắm khi nhận ra quả cầu trúng người êm ái, không hề đau tí nào nên tôi không nghe được lũ con gái ầm ầm thét: “A, con Hương ném cầu nhẹ bay ơi...”, “Con Hương có cảm tình...”. Tôi nhìn lên gốc cây gạo. Nàng công chúa có cái bím tóc đuôi gà đỏ hoe đang xấu hổ cố thoát những bàn tay đấm thùm thụp của lũ bạn gái, vùng chạy khỏi lầu hoa.

Bây giờ cây gạo làng tôi vẫn còn, mặc cho dòng thời gian đều trôi như dòng sông bên bãi. Xa quê, tôi viết thư về nhà hỏi thăm cây gạo, hỏi thăm lũ trẻ làng thuở chơi cùng tôi mỗi mùa hoa gạo nở. Một mùa xuân ở biên giới Tây Nam Tổ quốc tôi nhận được lá thư của cô bạn nhỏ. Nét chữ tròn đều đặn. Thư cua Hương. Trong thư Hương kể chuyện nhà, chuyện làng xóm, chuyện bạn bè... Nhắc tới cây gạo Hương viết: “Mỗi năm xuân về cây gạo lại thắp đỏ nỗi nhớ. Mỗi bông hoa gạo là một ảnh mắt đỏ dõi trông người xa quê. Sáng nay Hương một mình ra cây gạo. Mưa xuân chảy thành dòng trên thân cây. Những bông hoa gạo như những giọt lệ đỏ nhỏ vương trên thảm cỏ xanh...”

Trong chúng ta ai cũng có một lâu đài thời thơ ấu. Mỗi kỉ niệm làm nên một viên gạch hồng xây dựng lâu đài. Thời gian dát vàng dát bạc lên lâu đài ấy. Lâu đài của tôi lóng lánh sắc màu cổ tích, cong cong những chiếc cầu vồng bảy sắc. Trở về lâu đài của mình, tôi từ từ mở rộng đôi cánh cửa thời gian. Ngoài kia cây gạo làng đứng đó, trầm ngâm trong sương khói, như thực như hư.

Làm sao tôi có thể quên được mùa hoa gạo đã nở đỏ trong tôi!

Leave a Reply