Văn thuyết minh - Nam Đàn nơi hội tụ khí thiêng sông núi

Ất Dậu 2005 được chọn là “Năm du lịch Quốc gia tại Nghệ An” với hai tiêu điểm lớn là Lễ hội đền - lăng vua Mai và lễ kỉ niệm trọng thể 115 năm ngày sinh Hồ Chủ tịch. Riêng các công trình cải tạo nâng cấp đền - lăng vua Mai đã được đầu tư hơn 60 tỉ đồng...

Nam Đàn nơi hội tụ khí thiêng sông núi

Gần 1.300 năm trước, Mai Hắc Đế đã xưng vua, lập kinh đô tại Nam Đàn. Điều linh thiêng kì diệu đó, nay đang bừng sáng hơn bao giờ hết.

Vua Mai - Danh thơm còn mãi

Truyền thuyết kể rằng: Vào một đêm giông bão, nàng Vương thị bỗng gặp trong giấc mơ một thiếu phụ áo đỏ, tự xưng là “Xích y sứ giả nhà trời”. Thiếu phụ cầm viên ngọc bích nói rằng: “Ta cho con viên Kê sơn bích này làm vật báu!”. Vương thị lóa mắt bởi màu ngũ sắc huyền ảo của viên ngọc bích to hơn trứng gà, nàng vội giơ tay đón lấy, chẳng may cầm hụt, ngọc rơi xuống đất vỡ tan. Tiếng động như sấm khiến nàng tỉnh giấc. Sau đó, nàng sinh hạ một cậu con trai vạm vỡ, mắt như sao và da ngăm đen, bên đùi trái có một dấu tròn cõ' đồng tiền màu xanh. Đứa bé được đặt tên là Mai Thúc Loan, húy là Phượng (tức loài chim quý hiếm). Lúc đó vào khoảng cuối thế kỉ VII. Nơi Mai Thúc Loan chào đời - nay thuộc thôn Ngọc Trừng - xã Nam Thái - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An. Cha mẹ Mai Thúc Loan (Mai Sinh - Vương thị) khi đang yêu nhau thì bị gia đình phản đối (vì hai họ không môn đăng hộ đối). Họ phải trốn quê hương (xã Mai Lâm, huyện Thạnh Hà, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay) tìm đến thôn Ngọc Trùng và hạ sinh quý tử Mai Thúc Loan...

Đất nước đang rên xiết dưới ách đô hộ của bọn xâm lược nhà Đường, khiến lòng yêu nước căm thù giặc nảy nở rất sớm trong lòng Mai Thúc Loan. Anh miệt mài học lỏm chữ nghĩa của một lớp thay đồ trong làng và nung nấu y đồ khởi nghĩa diệt giặc Đường. Tranh thủ những lần đi phu chuyên chở cóng phẩm cho quân Đường, suốt hơn hai mươi năm, Mai đã gầy dựng được mạng lưới nghĩa quân ngầm khắp nơi (từ Sa Nam - Nam Dari đến Đường Lâm - Sơn Tay và cả Điều Yêu - Hải Phòng).

Năm Quý Sửu 713, được đông đảo dân phu, nghĩa binh và quần chúng yêu nước ung hộ, vào một ngày tháng tư, cuộc khởi nghĩa Hoan Châu (nay là tĩnh Nghệ An và Hà Tĩnh) do Mai Thúc Loan đứng đầu đã bùng nổ ở Sa Nam (thị trấn Nam Đàn và xã Vân Diên - huyện Nam Đàn - Nghệ An ngày nay). Chưa đầy một tháng, cả ba châu: châu Hoan - châu Diễn - châu Ai (các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh hiện nay) đã được giải phóng. Thừa thắng, nghĩa quân Mai Thúc Loan bao vây, tấn công quyết liệt thủ phủ Tống Binh (Hà Nội bây giờ), giành lại toàn bộ độc lập cho An Nam đô hộ phủ (tên nước ta lúc đó).

Thuận ý trời, hợp lòng dân, Mai Thúc Loan lên ngôi vua với đế hiệu Mai Đại Đe. Vốn cảm kích hình ảnh ông vua họ Mai có nước da ngăm đen, nên người đời trìu mến gọi ông là Mai Hắc Đế. Vùng đất linh thiêng Sa Nam bên tả ngạn sông Lam, sát chân rú Đụn (núi Đụn), nơi phát tích của cuộc khởi nghĩa, đa được vua Mai chọn làm kinh đô Vạn An (đối chọi với kinh đô Trường An của nhà Đường bấy giờ). Thành Vạn An - trải qua gần 1.300 năm, nay không còn dấu tích. Nhưng vân còn đó xóm Vạn An thuộc xã Vân Diên, cách đền vua Mai hiện tại chưa đầy 1 km và cách lăng vua Mai hơn 2km...

Nam Đàn không chỉ có khí thiêng sông núi

Nam Đàn là nơi hội tụ khí thiêng sông núi - niềm tự hào đó, đâu phải của riêng người dân Nghệ An. Bởi vùng đất này còn sản sinh ra danh sĩ Phan Bội Châu - nhà yêu nước chống Pháp nổi tiếng của dân tộc ta hồi đầu thế kỉ XX. Nhà lưu niệm cụ Phan nay tọa lạc ở thị trấn Nam Đàn, cách đền vua Mai khoảng 2 km. Còn khu di tích nhà quê nội - quê ngoại lãnh tụ Hồ Chí Minh ở Kim Liên, cũng chỉ cách thị trấn Nam Đàn độ 7 km. Tất cả các bậc danh nhân lịch sử (vua Mai, cụ Phan Bội Châu, lãnh tụ Hồ Chí Minh) không hẹn mà gặp đều sinh ra lớn lên bên tả ngạn dòng sông Lam hiền hòa, màu mỡ, thơ mộng. Tương truyền vào cuối thế kĩ XVII, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sấm kí: “Đụn Sơn phân giải, Bò Đái thất thanh, Thúy đáo Lam thành, Nam Đàn sinh Thánh” (tạm hiểu: Khi nào núi Đụn nứt đôi, khe Bò Đái mất tiếng vang, sông Lam đổi dòng chảy sát Lam thành, khi đó Nam Đàn sẽ sinh Thánh).

Vùng đất du lịch đầy tiềm năng

Quả nhiên, cuối thể kỉ XIX, các hiện tượng thiên nhiên nói trên đã xảy ra ở Nam Đàn, đúng như tiên nghiệm của cụ Trạng Trình hơn 200 năm trước! Không có thánh thần sinh ra trên đất Nam Đàn nhưng vùng đất linh thiêng này đã tạo nên cho Tổ quốc ta một người con vĩ đại là Chu tịch Hồ Chí Minh. (Bác sinh vào ngày 19/5/1890 - cuối thế kỉ XIX). Người được quốc tế công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. Còn dân tộc ta từ rất lâu đã tôn kính Bác Hồ như một vị Thánh nhân có một không hai!

Vùng đất du lịch đầy tiềm năng

Địa thế Nam Đàn rất lợi hại về mặt quân sự. Đông Bắc án ngự bởi dãy núi Đại Huệ sừng sững cao hơn 700m. Tây Nam thoai thoải bởi dãy Thiên Nhân dáng hình đàn ngựa nối nhau phi nước đại. Trên dải núi này còn lưu lại di tích lịch sử là thành Lục Niên - nơi Lê Lợi từng xây làm cứ địa chống quân Minh vào thế kỉ XV. Kì vĩ nhất là núi Đụn uy nghi mạn Tây Bắc - địa đầu huyện Nam Đàn. Đứng đầu đỉnh Đụn Sơn (gần 500m), ta mặc sức phóng tầm mắt nhìn thấu thành phố Vinh (đường chim bay chỉ cách độ 15 cây số), có thể thấy cả đất trời tỉnh Hà Tĩnh không xa. Sông Lam uốn lượn gần 1/ 3 chân núi Đụn, như con Rồng xanh vỗ về chạng dũng sĩ. Sông chia nửa huyện Nam Đàn, dâng hết màu mỡ phù sa, tạo nên những cánh đồng đỗ tương, đồng lạc, bãi ngo xanh rờn... “Nhút Thanh Chương - Tương Nam Đàn” từ rất lâu đã thành câu thành ngữ quen thuộc để chỉ đặc sản hiếm có nơi này. Sa Nam - Nam Đàn cũng tùng nổi danh vói câu ca dao: “Sa Nam trên chợ dưới đò, Bánh đác hai dãy, thịt bò mê thiên”. Xuôi dòng Lam Giang, ta sẽ về với Thành phố Vinh, ra biển Đông ở Cửu Hội. Nơi đây (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) là quê hương của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Chỉ độ 30 cây số du thuyền ngược dòng Lam giang, từ quê cụ Nguyễn Du, ta sẽ cặp bến gần Kim Liên quê Bác Hồ. Từ núi Đqn lịch sử (nơi đang ấp ủ lăng vua Mai - cũng là căn cứ số 1 của khởi nghĩa Hoan Châu - cứ địa Hùng Sơn) thuộc xã Vân Diên - Nam Đàn, ngược quốc lộ 46 khoảng 26 km, vượt sông Lam ta sẽ gặp đường Hồ Chí Minh mới mở ở xã Thanh Thủy - huyện Thanh Chương - Nghệ An. Đi thêm hơn 20 cây số nữa, bạn đã đụng cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy nối sang nước bạn Lào. Cửa khẩu này sắp hoàn thành, nghe nói sẽ là một trong số ít đầu mối giao lưu quốc tế lớn nhất nhì nước ta. Như vậy, khu di tích lăng mộ, đền vua Mai và cả di tích lăng mộ thân mâu vua Mai (bà Vương thị) hiện ở rú Dẻ - xã Nam Thái - Nam Đàn, gần núi Đụn, sẽ có nhiều cơ hội to lớn cho du khách trong và ngoài nước tham quan kính viếng. Bởi tất cả các cụm di tích lịch sử - văn hóa này (kể cả nhà lưu niệm Phan Bội Châu, khu di tích Bác Hồ ở Kim Liên) đều nằm trong thế liên hoàn xoay quanh trục lộ 46, xoay quanh thị trấn Nam Đàn, rú Đụn và cùng nằm ở tả ngạn dòng Lam thơ mộng. Nam Đàn đang thức dậy, hết sức rộn rịp, sôi động với lễ hội lăng - đền vua Mai, bởi vùng đất này phong cảnh sơn thủy hữu tình, “địa linh nhân kiệt” thật hiếm có, rất xứng đáng là trung tâm du lịch văn hóa - lịch sử - sinh thái tầm cõ' quốc gia!

Lễ hội lăng - đền vua Mai diễn ra từ lâu lắm rồi, không sử sách nào ghi lại (tính ra có đến cả ngàn mùa hội lễ)... Nhưng phải dịp rằm tháng Giêng At Dậu này, lễ hội mới thực sự tưng bừng với nhiều trò chơi dân gian vui thú, hấp dẫn, đã thành truyền thống từ ngàn năm của Nam Đàn. Bạn hãy một lần về đây chiêm ngưỡng với: đấu vật, múa võ, đánh đu, đấu cờ người, rước kiệu, hò ví dặm, đua thuyền, leo núi... Lễ hội còn dài đến khi Hạ về với lễ kỉ niệm trọng thể 115 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu!

Leave a Reply