Văn thuyết minh về con trâu

Mở bài:

- Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.

- Miêu tả hình ảnh con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.

- Thấy rõ hơn sự gần gũi quen thuộc của con trâu đối với làng quê Việt Nam. Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam. Vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công...

Trâu ơi ta bảo trâu này

Thân bài:

- Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt Nam:

+ Con trâu là đầu cơ nghiệp.

Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà. ​ Cả ba việc ấy thực là gian nan​ => Chiều chiều, khi một ngày lao động tạm dừng, con trâu được tháo cày và đủng đỉnh bước trên con đường làng, miệng luôn “nhai trầu” bỏm bẻm. Khi ấy, cái dáng khoan thai, chậm rãi của con trâu khiến cho người ta có cảm giác không khí làng quê Việt Nam sao mà thanh bình và thân quen quá đỗi

- Con trâu trong nghề làm ruộng:

+ Là sức kéo chính để cày bừa, kéo xe, trục lúa

- Con trâu trong lễ hội đình đám

Con trâu không chỉ kéo cày, kéo xe trục lúa ... mà còn là một trong những vật tế thần trong Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên; là “nhân vật” chính trong Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn.

- Con trâu là nguồn cung cấp thịt, da, sừng để làm đồ mĩ nghệ.

- Con trâu với tuổi thơ

Thuở nhỏ đưa cơm cho cha đi cày, mải mê ngắm nhìn con trâu được thả lỏng đang say sưa gặm cỏ một cách ngon lành. lớn lên một chút nghễu nghệ cưỡi trên lưng trâu trong những buổi chiều đi chăn thả trở về. Cưỡi trâu ra đồng, cưỡi trâu lội sông, cưỡi trâu phi nước đại...Thật thú vị biết bao! Con trâu hiền lành, ngoan ngoãn đã để lại trong kí ức tuổi thơ của mỗi người bao nhiêu kỉ niệm ngọt ngào.

Kết bài:

Khẳng định tình cảm của người nông dân với con trâu

Leave a Reply