Vâng lời và lễ phép là những đức tính tốt đẹp mà tuổi thơ cần rèn luyện. Em hãy bàn luận ý kiến trên đây

Xung quanh chúng ta có nhiều người tốt. Họ có rất nhiều đức tính quý báu, được mọi người quý mến, kính trọng. Có người bác ái, khoan dưng, độ lượng. Có người siêng năng, cần cù lao động. Có người hiếu học, vượt khó vươn lên học giỏi. Có bà mẹ hiền thảo, giàu đức hy sinh. Có nhiều cm bé hiếu thảo, sạch sẽ, là con ngoan trò giỏi. Đó là những bông hoa đẹp của các gia đình văn hoá.

Những tấm gương sáng ấy đã nêu lên bao đức tính tốt đẹp để mỗi chúng ta noi theo và học tập. Trong bài này, tôi chỉ nói về hai tính tốt là vâng lời và lễ phép.

Vâng lời và lễ phép

Vâng lời nghĩa là biết nghe theo, tuân theo lời sai bảo, dạy bảo của người trên như ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo... Biết vâng lời, vâng dạ là ngoan, là có giáo dục.

Lễ phép là thái độ, cử chỉ, là cách đối xử biểu lộ lòng tôn trọng, kính trọng đối với mọi người, nhất là đối với người trên.

Em bé nào ngoan, có gia giáo mới biết vâng lời và lễ phép. Có biết vâng lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo thì mới biết siêng năng học hành, chăm chỉ lao động, mới biết học hành tốt, làm việc tốt, trở thành người tốt. Em bé nào biết "gọi: dạ; bao: vâng" là em bé ngoan. Học trò biết vâng lời dạy bảo của thầy, cô giáo mới biết học tập tốt, lao động tốt, mới biết khiêm tốn, thật thà dũng cảm... mới được thầy, cô yêu quý, bạn học yêu mến.

Những đứa bé rắn "rắn mặt" thì chẳng bao giờ chịu bỏ vào tai mọi lời khuyên can, dạy bảo, sớm muộn sẽ trở thành đứa con mất nết, hư đớn, học trò cá biệt.

Vì không biết vâng lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo mà có đứa bé vô lễ, nói dối, ăn chơi đua đòi, lười biếng, gây buồn phiền cho cha mẹ. Có biết vâng lời, trẻ em mới ngoan, mới học giỏi, mới được mọi người quý mến. Câu tục ngữ: "Cá không ăn muốn cá ươn - Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư" là bài học sâu sắc cho những em bé, những học sinh không biết vâng lời.

Học trò, trẻ em không chỉ phải biết vâng lời mà còn phải biết lễ phép. Lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Lễ phép với người lớn tuổi. Khách đến nhà, dù lạ hay quen, con cái phải biết chào hỏi lễ phép, chứng tỏ là con nhà có giáo dục.

Dạy con vâng lời

Lễ phép được thể hiện ở cử chỉ, lời nói, cách chào hỏi. Không sỗ sàng, lỗ mãng, lấc cấc. Không ăn nói huyên thuyên, ồn ào. Không được hóng chuyện người lớn. Không nói tục, chửi bậy. Phải biết rằng, vô lễ là một tính xấu, tự huỷ hoại nhân cách của mình. Vô lễ sẽ bị mọi người chê cười.

Người có văn hoá, có đạo đức mới biết sống lễ phép trong giao tiếp, ứng xử. Có lễ phép mới biết nâng cao lòng tự trọng, mới biết tôn trọng, quý trọng, kính trọng mọi người.

Tóm lại, vâng lời, lễ phép là hai tính tốt tạo nên nhân cách tốt đẹp. Tuổi trẻ chúng ta, học sinh chúng ta cần tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tư cách để trở thành con ngoan, trò giỏi, làm vui lòng mẹ cha.

Leave a Reply