Vẻ đẹp chân dung đoàn binh Tây Tiến qua đoạn thơ sau: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc... Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2012)

Vẻ đẹp chân dung đoàn binh Tây Tiến qua đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2012)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách phân tích một đoạn thơ (đặt trong cả bài thơ) nhằm làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng binh đoàn Tây Tiến.

Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục có tính khoa học, hợp lí, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, trong sáng.

Vẻ đẹp chân dung đoàn binh Tây Tiến

2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu rõ bài thơ, học sinh tập trung phân tích đoạn thơ làm nổi bật những ý sau:

- Vẻ đẹp trần trụi, khắc khổ của người chiến binh Tây Tiến (hình thể - màu da do cuộc sống thiếu thốn nơi chiến trường, lại phải chống chọi triền miên với bệnh sốt rét hay do uống phải nước suối độc). Tuy nhiên, ở họ vẫn toát lên một sức sống, một ý chí ngoan cường mạnh mẽ “dữ oai hùm” (câu 1 và 2).

- Vẻ đẹp người lính trong ý thức trách nhiệm đối với giang sơn, Tổ quốc; vẻ đẹp lãng mạn, vương vấn cốt cách người trí thức, thư sinh Hà thành (câu 3 và 4).

- Vẻ dẹp của một ý chí tiến công mạnh mẽ, khát vọng giết giặc lập công mãnh liệt, chẳng tiếc đời xanh, dẫu rằng, đâu đây trong cuộc trường chinh, cái chết, nỗi đau mất mát vẫn hiển hiện qua từng nấm mồ nơi “biên cương”, “viễn xứ” (câu 5 và 6).

- Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến nhuốm màu tráng sĩ xưa “Da ngựa bọc thây”, xem cái chết “nhẹ tựa hồng mao”. Một cuộc ra đi thanh thản về cõi bất tử, vĩnh hằng. Đất Mẹ Việt Nam dang rộng cách tay ôm đứa con yêu sau khi làm tròn nghĩa vụ. Sông Mã dội lên khúc tráng ca tống tiễn trong niềm tiếc nuối khôn nguôi (câu 7 và 8).

* Nghệ thuật:

- Khắc hoạ sống động hình tượng người lính Tây Tiến với bút pháp lãng mạn.

- Thành công trong việc sử dụng nghệ thuật cường điệu, lối nói giảm, biện pháp nhân hoá, sử dụng từ Hán - Việt...

Leave a Reply