Vẻ đẹp ngôn từ qua bài Tây Tiến của Quang Dũng

DÀN Ý

- Sử dụng từ láy giàu tính gợi hình và biểu cảm: 

+ Chơi vơi -> sáng tạo độc đáo của tác giả, chỉ tính chất của nỗi nhớ như bồng bềnh , lơ lửng

+ Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút -> thi trung hữu hoạ, những nét vẽ gân guốc, khoẻ khoắn gợi được nét hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng Tây Bắc

+ Đong đưa chứ không phải "đung đưa" -> hào hoa, đa tình

Vẻ đẹp ngôn từ qua bài Tây Tiến của Quang Dũng

- Thủ pháp đối lập: " Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống" -> nhịp điệu câu thơ như bị bẻ đôi, gợi độ cao đến ngạt thở của con dốc

- Từ ngữ độc đáo: sương lấp, cồn mây, súng ngửi trời, bỏ quên đời, đuốc hoa, đoàn binh, quân xanh màu lá dữ oai hùm, mắt trừng

- Gọi tên 1 loạt địa danh: Sài Khao, Mường Lát .... -> nét xa lạ, hoang vu, huyền bí của núi rừng Tây Bắc

- Từ Hán-Việt: biên cương, viễn xứ, áo bào, khúc độc hành -> gợi sư trang trọng, thành kính -> chất bi tráng khi nói về sự hy sinh của người lính Tây Tiến

- Phối thanh: 

+ Dùng nhiều thanh trắc liên tiếp làm bật lên nét hiểm trở của núi rừng Tây Bắc "dốc lên.... ngàn thước xuống"

+ Dùng thanh bằng khi nói đến nét thơ mộng, mềm mại của thiên nhiên: "hoa về trong đêm hơi" , "nhà ai Pha Luông...", "Mai Châu mùa em...."

Tóm lại cả bài thơ là một kiệt tác về nghệ thuật sử dùng từ ngữ của Quang Dũng, ngôn ngữ vừa hiện thực, vừa mang màu sắc cổ điển -> chất bi tráng và vẻ đẹp lãng mạn cho "Tây Tiến"

Leave a Reply