Vì sao gọi Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ nôm. Hãy phân tích các tác phẩm của bà để thấy rõ điều này

Nói Xuân hương là bà chúa thơ nôm không có nghĩa bà không có sáng tác bằng chữ hán. ngược lại bà có tập Lưu Hương kí rất xuất sắc

Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ nôm vì các lí do:

1. Xuân Hương là một nghê sĩ thực thụ

Thơ đa số là thơ thất ngôn bát cú nhưng hơn hẳn thơ đường ở khả năng thể hiện tính đa nghĩa trong thơ bà luôn tồn tại hiện tượng đa nghĩa, 1 hình ảnh kép, 1 biểu tượng sóng đôi, chẳng hạn bài bánh trôi nước:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Vừa miêu tả quá trình nặn, nấu bánh trôi, vừa cất lên tiếng nói thân phận

2. Xuân Hương đã làm "1 cuộc cách mạng thực sự cho thể thơ thát ngôn bát cú"

Đây là 1 thể thơ luôn mang tư chất "khuôn vàng thước ngọc" của các đẳng bậc về lời răn dạy để nói chí, đạo lẽ...nhưng với Xuaam hương, bà dùng những từ ngữ tưởng chừng như thấp hèn, thô tục để "đo đạc những thứ mà tư duy nho giáo không thể đi đạc được"

Ví dụ: bọn công tử nhà giàu "tấp tểnh" học làm thơ, hau háu ghẹo gái thì Xuân Hương "giễu học trò"

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ

Lại đây cho chị dạy làm thơ!

Ong non ngứa nọc châm hoa rữa

Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa…

Họ đã trót đề thơ không hay lên tường chùa, Xuân Hương không tha thứ:

Dắt díu đưa nhau đến cửa chiền

Cũng đòi học nói, nói không nên

Ai về nhắn bảo phường lòi tói

Muốn sống đem vôi quét trả tiền

Xuân Hương bảo họ đi:

Một đàn thằng ngọng rủ xem chuông,

Nó bảo nhau rằng ấy ái uông! (ấy cái chuông)

Bảy nổi ba chìm với nước non

Bọn cậu viên, cậu ấm không thực bụng yêu thương, chỉ định quẩn quanh chim chuột. Bọn bạc tình, bọn nhạt nhẽo, Xuân Hương lấy cau, lấy trầu ra mà mắng khéo hoặc mai mỉa. Các sách kể chuyện rằng: có một cậu con nhà giàu quyền quí nhưng đầu óc rỗng tuếch cũng đến lăm le, bị Xuân Hương cho đưa trầu cau ra mời, mà trầu cau lại có hai câu thơ này kèm theo:

Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

Bọn quan võ hoạnh hoẹ, lăm lăm một thứ sát khí rỗng tuếch, Xuân Hương dành cho họ một cái choảng đích đáng, lấy ngay y phục họ mà vẽ họ y như hệt, còn bôi màu vào:

Bác mẹ sinh ra vốn chẳng hèn

Tối tuy không mắt sáng hơn đèn.

Đầu đội nón da loe chớp đỏ

Lưng đeo bị đạn rủ thao đen.

Bọn quan thị - Thị vào chầu thị đứng xem, thị thấy thèm thị không có ấy - chỉ vì “không có ấy” mà được làm quan, lại nhiều lúc làm quan to (các chúa Trịnh về sau rất trọng dụng quan thị) , Xuân Hương vặt trụi họ ra:

Rúc rích thây cha con chuột nhắt

Vo ve mặc mẹ cái ông bầu

Đố ai biết được vông hay trốc

Còn kẻ nào hay cuống với đầu

Xuân Hương hỏi tướng giặc Sầm Nghi Đống đi xâm lược nước người chết bỏ xác, trên kia có bài thơ “đứng tréo”, ở đây là bài thơ “trông ngang”, trông lên thì chiêm ngưỡng, trông xuống thì che chở, trường hợp này chỉ đáng trông ngang bằng nửa con mắt thôi:

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo

Kìa đền thái thú đứng cheo leo

Ví đây đổi phận làm trai được,

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!

Đặc biệt, đối với sư “hổ mang”, Xuân Hương dành cho nhiều bài đả kích hơn cả. Họ là người không có dân tộc (chẳng phải Ngô, chẳng phải ta). Sư chỉ là giả dối, được người ta dâng oản cho, coi như thần Phật, nhưng vãi thì nấp ở sau lưng. Xuân Hương không chịu được đến cả cái giọng tụng kinh kéo dài và cái nhạc chập choeng kèm theo, nghe khôi hài, ngái ngủ:

Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta

Đầu thì trọc lốc, áo không tà

Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm

Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà

Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe

Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha…

Thời Hồ Xuân Hương, cuối đời Lê Trịnh, Phật giáo trước đã suy, nay lại càng suy đốn, số sư ngày càng đông ăn hại của dân, làm điều bậy bạ. Ngoài cái lý do xã hội ấy, có thể còn một lý do nữa khiến Xuân Hương đả kích sư. Xuân Hương là người rất ham sống, bám chặt lấy cuộc sống, nay thấy những người đàn ông, lưng cũng dài, vai cũng rộng, rõ ràng là kẻ nam nhi đủ mắt đủ tai đủ người, mà bỗng dưng lại đi yếm thế (chưa chắc!), lại đi làm những người dở dang, uổng phí, Xuân Hương thấy mà nảy ra một cái tức giận sâu sắc chăng? Xuân Hương đay nghiến họ nhiều lắm:

Người xưa cảnh cũ đâu đâu tá.

Khèo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu!

(Tây Hồ Hoài Cổ)

Đang giữa bài thơ vịnh hang Thanh Hóa, Xuân Hương cũng choang cho sư, và cả tiểu nữa, ăn no béo mập:

Một sư đầu trọc ngồi khua mõ

Hai tiểu lưng tròn đứng giữ am.

Xuân Hương nhè đầu sư mà cho ong đốt:

Nào nón tu lờ, nào áo thâm

Đi đâu chẳng đội để ong châm

Đầu sư há phải gì bà cốt

Bá ngọ con ong bé cái nhầm

Giễu sư, Xuân Hương giễu cả chùa:

Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo?

Giễu cả những vật để thờ cúng:

Chày kình tiểu để xuông không đấm

Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo

Giễu cả sự tu hành:

Cha kiếp đường tu sao lắt léo

… Trái (chái)* gió cho nên phải lộn lèo.

(* ”Chái gió” đọc lái lại thành “chó giái”)

Và cũng không nể gì cả cái tòa sen của Phật:

Tu lâu có lẽ lên sư cụ

Ngất nghễu tòa sen nọ đó mà!

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Trong cái xã hội phong kiến lúc suy tàn thì những tên gọi “hiền nhân”, “quân tử”, “anh hùng” chỉ còn là những cái vỏ rỗng ruột, chỉ còn là những danh hiệu bất tài, bọn hèn nhát đang cầm quyền, lợi dụng đắp phủ lên mình chúng. Xuân Hương đã bóc cái lớp vỏ sơn kia của những nhân vật để lòi cái cốt gỗ mục bên trong. Xuân Hương mát mẻ vờ kính nể họ, để chế giễu họ:

Hiền nhân quân tử ai mà chẳng

Mỏi gối chồn chân cũng phải trèo…

(Đèo Ba Đội)

Quân tử chi mà chuyên môn sờ mít:

Quân tử có thương thì đóng cọc

Xin đừng mân mó nhựa ra tay

Và ngoáy ốc:

Quân tử có thương thì bóc yếm

Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.

Quân tử chi mà đứng chảy nước dãi trước bức tranh “Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng”:

Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt

Đi thời cũng dở, ở không xong!

Quân tử ơi là quân tử ơi! Trước cái cảnh đẹp “dẫu không bồng đảo cũng tiên đây”, nào là nhạn điểm, mây trùm, nào vừng nguyệt chếch, nào là lá thu bay, lẽ nào đành bất lực:

Hỡi người quân tử đi đâu đó!

Thây cảnh sao mà đứng lượm tay?

Cho nên, cái “quạt” đặc biệt của Xuân Hương (Chành ra ba góc da còn thiếu, khép lại đôi bên thịt vẫn thừa), Xuân Hương đem phất vào mặt anh hùng, đem đội lên đầu quân tử:

Mát mặt anh hùng khi tắt gió

Che đầu quân tử lúc sa mưa.

Vua chúa cũng thế thôi, Xuân Hương coi họ rất tầm thường, cũng chỉ là “một cái này”, nhất là chúa Trịnh:

Hồng hồng má phấn duyên vì cậy,

Chúa dấu, vua yêu một cái này.

Và đến cả trời, Xuân Hương cũng huých cho cái bác “hóa công” kia, chê trách như bằng vai phải lứa:

Khéo léo bày trò tạo hóa công!

Ông chồng đã vậy, lại bà chồng.

(Đá Ông Chồng, Bà Chồng)

Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm

Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom…

… Lâm tuyền quyên cả phồn hoa lại

Rõ khéo trời già đến dở dom.

(Động Hương Tích)

Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc,

Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm.

(Hang Cắc Cớ)

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Xuân Hương chế giễu đả kích cả một xã hội phong kiến thời mình như vậy, với một giọng dõng dạc, chủ động, đàn chị. Xuân Hương cười. Nhưng cái cười của Xuân Hương, cùng một tính chất với cái cười của Tú Xương sau này và còn ở trên một bậc cao hơn, là một cái cười lớn lao, Xuân Hương không lấy một thứ văn hạng nhì ra để làm “thơ trào phúng”. Những nhà trào phúng vĩ đại không nhe răng ra mà cười, không chửi bằng lời nói, họ ném cả trái tim của họ, ném cả cuộc đời của họ vào cuộc đời, cũng như những nhà thơ trữ tình vĩ đại. Trong xã hội cũ, thơ của họ thực chất cũng là máu và nước mắt, mặc cái áo trào phúng đó thôi. Nhà hài kịch vĩ đại Pháp Molière (thế kỷ 17) chết trên sân khấu khi đang diễn hài kịch Người bệnh tưởng, đã viết nhiều hài kịch kiệt tác, làm cho người ta cười rất nhiều, nhưng cái cười vui của ông đúng là như Alfred de Messet, nhà thơ Pháp ở thế kỷ 19 đã nói:

Cái vui cười mạnh chắc, rất buồn và rất lâu

Đến nỗi mới cười xong, ta thấy cần phải khóc.

Những thiên tài trào phúng, tính cổ kim, họa chỉ có vài, ba, bốn… Những nhà trữ tình vĩ đại, vẫn là quí hiếm, nhưng còn tính được hàng chục…Xét như vậy, để thấy cho hết cái cười lớn lao của Xuân Hương. Miền Nam ta có câu tục ngữ rất hay: Khóc hổ ngươi, cười ra nước mắt. Đúng với Xuân Hương lắm!

3. Thiên về giải phóng ng` phụ nữ (dù chỉ là giải phóng về giới tính hay đúng hơn là cho họ quyền bình đẳng vs nam giởi về giwosi tình)

Thơ xưa thường có quan điểm

" trai thì năm thê bảy thiếp

gái chính chuyên chỉ có 1 chồng"

Xuaam Hươgn cho rằng đây là quan điểm bất bình đẳng bậc nhất về giới tính.

Thế kỉ18 trong thơ đoàn thị điểm, người gia thiêu, người du, phạm thái...đã đề cập nhiều đến người phụ nữ. Đó không phải là những người phụ nữ theo kiểu "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" mà là những ng` pn trẻ đẹp, xao xuyến, rạo rực trước ty, say đắm, đám dề cao khát vọng, hp lứa đôi. Nhưng có điều, họ có xuất thân con quan, quý tộc, sống tron cảnh khuê các êm đềm. Nó trong thơ Xuân Hương, ta bắt gặp người phụ nữ bình dân từ cốt cách đến hình hài. Họ là những ng` rất khỏe mạnh" thân em vừa trăng lại vừa tròn", họ có thể mang vóc dáng thắt đáy lưng ong...nhưng điều đáng nói là họ sống hồn nhiên, vô tư, mạnh dạn trong cách xưng hô. Khi nũng nịu xưng em, khi trẻ trung Xuân Hương dám xưng tên, nhưng không trình thượng lại xưng chị rồi xưng ngang với bọn vua chúa, công tử...Xuân Hương tin vào tài chí và khả năng của người phụ nữ. Họ không những bằng mà còn hơn đàn ông về chí tuệ. Thậm chí sự cô đơn, bẽ bàng, tủi hổ của họ cũng sánh ngang vs non sông, cũng mang tính vũ trụ

"văng văng bên tai tiếng khóc chồng

Nín đi kẻo thẹn vs non sông"

Người phụ nữ tỏng thơ Xuân Hương dám sống hy sinh, hết m cho ty lứa đôi, dám thách thức đe dọa thế lực phông kiến

Người gia thiều viết:

Khạc chẳng ra, nuốt chẳng vào

Mối tình nghẹn mãi biết làm sao

Muốn kêu 1 tiếng cho to lắm

rằng: "ối ai ôi nó thế nào"

Nhưng Xuân Hương viết:

"Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa?

Mảnh tình một khối thiếp xin mang.

Quản bao miệng thế lời chênh lệch,

Không có, nhưng mà có, mới ngoan!"

4.Về nghệ thuật

Thơ Hồ Xuân Hương hầu như ko có ngôn từ Hán Việt Xuân Hương có cách dùng từ rất lạ

Hiểm hóc: "mòm mõm", "hõm hòm hom"

bà ko ngại nói lái, văng tục: chém cha...

chơi chữ rất tài tình:"..."

Âm thanh thê rhineej thái độ" giọng hỉ, giọng hì, giọng hi ha"

=>"Dùng từ chính xác đến ghê ng`" (Gs Lê chí viễn)

=>Ta tự hào vì ông bà ta xưa không chỉ dám nghĩ mà còn dám viết ra, viết 1 cách tài hoa, kín đáo, trong sáng biết bao. Đó là 1 quan niệm mới, lành mạnh mà mấy thế kỉ thơ ca trc đó chưa có đc. bà được công nhận là 1 người tích cực, chủ động đổi mới trong tư duy thơ.

Leave a Reply