Vì sao người ta từng đặt cho Nguyễn Tuân danh hiệu "Người suốt đời đi tìm cái đẹp", hãy làm sáng tỏ vấn đề này qua các tác phẩm của ông

Có ý kiến cho rằng, nếu chủ nghĩa duy mĩ trong Văn học mà đối tượng Cái đẹp đã trở thành 1 đạo, 1 thứ tôn giáo, thì Nguyễn Tuân là tín đồ trung thành của tôn giáo đó - "người suốtt đời đi tìm cái đẹp"

Các tác phẩm của ông, cái đẹp không còn là cái đẹp đơn thuần, mà kết hợp với tính cách ngông của tác giả, cái đẹp đã thành "cái đẹp nổi loạn", cái đẹp phá bỏ mọi lề thói.

Người suốt đời đi tìm cái đẹp

Hơn nữa, Nguyễn Tuân luôn nhìn nhận sự việc, hiện tượng ở phương diện văn Hoá Mỹ thuật. Dù chỉ là món phở, ông cũng phát hiện ra tất tần tật mọi quy luật trong thế giới Phở với tất cả sự đa chiều và thú vị của nó như cả 1 nền Văn hoá ẩm thực. Chỉ nhìn con sông Đà mà ông cảm nhận như áng tóc trữ tình tuôn dài của giai nhân vắt ngang thung lũng, núi non Tây Bắc, ông có cảm giác như gặp 1 cố nhân...

Sau cách mạng tháng 8, ông còn mở rộng phạm vi nhìn nhận của mình đến mọi tầng lớp nhân dân, mỗi người trong lĩnh vực của mình đều là người nghệ sĩ tài hoa (nghệ sĩ - người tạo ra cái đẹp) dù làm gì, dù trong bất cứ lĩnh vực nào, nhưng đều điêu luyên ở tột đỉnh. Đó có thể là ông lái đò, 1 đầu bếp, hay thậm chí là một tên đao phủ hành nghề chém đầu, ông cũng coi như 1 nghệ sĩ điêu luyện với lưỡi dao cắt rất ngọt cả 10 cái đầu đồng loạt rụng chỉ còn 1 mảng da đủ giữ thủ cấp tử tù treo lủng lẳng trên cổ, ông coi đó là 1 "ngón nghề", 1 thứ "kĩ xảo"...

Ông là nhà Văn bậc thầy về ngôn ngữ, về những hình ảnh được đẽo gọt đến tinh xảo với những câu văn co duỗi nhịp nhàng, những so sánh liên tưởng đầy tài hoa... Ông ko chấp nhận sự phẳng lặng, tầm thường mà cái đẹp của ông tôn thờ, cả cái đẹp toát ra từ nội dung đến phương thức biểu hiện đều phải tới cùng, phải thật ấn tượng, và gây được ấn tượng sâu đậm, sắc nét, đạt hiệu ứng cao nhất tới người đọc.

Leave a Reply