Viết bài văn nghị luận cảm nhận của anh / chị về đoạn thơ: Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi / .... Đất nước có từ ngày đó

Mở bài: 

 Đất nước, đã từ lâu, là điểm hẹn tâm hồn của biết bao văn nghệ sĩ. Được khơi nguồn từ đề tài quen thuộc ấy, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có cho mình một lối đi riêng. Nguyễn Khoa Điềm từng chia sẻ: Đất Nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh hùng nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân”“Tôi cố gắng thể hiện hình ảnh Đất Nước giản dị, gần gũi nhất”. Rút ra từ trường ca “Mặt đường khát vọng”, đoạn trích “Đất Nước” là sự kết tinh của những sáng tạo dộc đáo, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm. Với 9 câu thơ mở đầu, nhà thơ đã đưa người đọc trở về với lịch sử của dân tộc để trả lời cho câu hỏi đất nước có từ bao giờ:

Đất nước có từ ngày đó

Thân bài:

1. Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm

 Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ thơ năm chống Mĩ cứu nước. Thơ Nguyễn Khoa Điêm lôi cuốn người đọc bởi xúc cảm lắng đọng, giàu chất suy tư. Bài thơ Đất Nước là một đoạn trích tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo ấy.Đất Nước là phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng” – tác phẩm được ra đời vào năm 1971, giữa lúc của kháng chiến chống Mĩ diễn ra khốc liệt.

2. Phân tích đoạn trích trên theo khía cạnh nội dung

- Mở đầu bài thơ Quê hương Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:

"Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả dập dờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều“

- Nguyễn Đình Thi cảm nhận đất nước ở những đường nét hoành tráng

(Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn;

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều)

Theo tác giả, đất nước bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất, bình dị nhất trong đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

.......................................

-> Đất Nước vốn là giá trị bền vững, vĩnh hằng; Đất Nước được tạo dựng, bồi đăp qua nhiều thế hệ, được truyền từ đời này, sang đời khác: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi. Đứng trước một Đất Nước thiêng liêng như thế, lòng thơ dâng trào niềm xúc động và thành kính. Hai từ “Đất Nước” được viết hoa một cách trang trọng

-> Đất Nước có trong câu chuyện cổ tích “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể” à khắc sâu những hình ảnh về cuộc sống của cha ông trong quá khứ.

-> Đất Nước gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc: Truyền thuyết "Thánh Gióng" à cho biết sự vươn mình, đánh dấu về sức mạnh quật khởi của dân tộc trong sự nghiệp chiến đấu hi sinh bảo vệ bờ cõi.

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

-> Đất Nước còn gắn với phong tục tập quán quen thuộc (Tóc mẹ thì bới sau đầu) và đạo lí tốt đẹp lâu đời của dân tộc - tình nghĩa thủy chung vợ chồng (Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn)

-> Đất Nước gắn với những vật dụng thân thuộc hàng ngày, gắn với quá trình lao động cần cù, lam lũ của con người: Mỗi vật dụng đều có một cái tên riêng "Cái kèo cái cột thành tên" à những cái tên có từ rất lâu, từ khi con người biết "dựng nhà, dựng cửa".

-> Đất Nước gắn với hạt gạo ta ăn hàng ngày, với nghề trồng lúa nước lâu đời. Khi hạt gạo được sáng tạo nên bằng sự cần cù lam lũ của con người thì ngôn từ "xay, giã, giần, sàng" cũng xuất hiện.

- Lịch sử lâu đời của đất nước:

Được nhắc đến bằng:

+ câu chuyện cổ tích “Trầu cau”,

+ truyền thuyết Thánh Gióng,

+ phong tục tập quán,

+ nền văn minh lúa nước.

-> Cảm nhận về sự sinh thành và tồn tại của Đất nước, tác giả dùng một loạt hình ảnh và ngôn từ đậm màu sắc dân gian: miếng trầu, các truyện kể dân gian, thành ngữ "gừng cay muối mặn", "một nắng hai sương". Đất Nước được cảm nhận từ chiều sâu văn hoá và lịch sử.

3. Phân tích đoạn trích trên theo khía cạnh nghệ thuật:

- Khúc dạo đầu của Đất Nước hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chính luận vã trữ tình, giữa suy tư sâu lắng và cảm xúc nồng nàn. Đoạn thơ xoay quanh hai câu hỏi “Đất Nước có từ bao giiờ?” và “Đất Nước như thế nào”. Nguyễn Khoa Điềm đã trả lời câu hỏi đó bằng những hình ảnh vừa có tính hình tượng cao, vừa dạt dào cảm xúc.

- Thể thơ tự do, nhịp thơ biến hóa kết hợp với biện pháp tu từ như liệt kê, điệp từ, điệp ngữ khiến giọng thơ biến hóa. Khi là lời thủ thỉ tâm tình của lứa đôi, khi như lời tự nhủ với chính mình trầm lắng chất suy tư.

Việc vận dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian: Đoạn thơ thấm đượm chất liệu văn hóa dân gian và hương sắc của văn hóa dân gian. Hiếm có trong tác phẩm nào, chất liệu dân gian lại đậm đặc, đa dạng như khúc thơ này. Có đến 7/9 câu thơ sử dụng chất liệu văn hóa độc đáo này. Nào là truyền thuyết, cao dao, tục ngữ; nào là thành ngữ, tục ngữ, rồi đến các phong tục tập quán, truyền thống, lối sống của người dân bao đời.

Kết bài:

Đoạn thơ chín câu, tám lăm chữ mà không hề có một từ Hán Việt. Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi, nồng hơi thở cuộc sống. Tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí tuệ hài hòa với chất trữ tình đậm đà. Đoạn thơ đã “nhịp mãi một tấm lòng sứ điệp” để ta thêm yêu và tự hào về Đất Nước

Leave a Reply