Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tiếng kêu ba của bé Thu lúc chia tay người cha trong truyện ngắn chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Lúc gặp ông Sáu, trái với nỗi xúc động, sự vồ vập của ông, bé Thu hốt hoảng, mặt tái đi rồi vụt bỏ chạy. Mấy ngày ông Sáu ở nhà, từ sợ hãi, bé Thu ngờ vực, xa lánh ông dù cho ông tìm mọi cách làm thân với nó. Thu tìm cách tránh gọi ông Sáu là ba bằng cách nói trỏng "vô ăn cơm", gọi ông Sáu là "người ta". Khi nồi cơm sôi bị nhiều nước, nó tự múc nước cơm thừa chứ nhất quyết không gọi ông Sáu để ông giúp đỡ. Không những thế, Thu còn mạnh mẽ khước từ sự chăm sóc của ông Sáu. Nó hất cái trứng cá mà ông đã gắp cho và chẳng chịu để ông có những hành động của một người cha dành cho con.

Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Dù bị đánh đòn đau đến nhường nào thì nó cũng chẳng thèm khóc nữa. Sự ương ngạnh này phải chăng xuất phát từ tấm lòng của một người con dành cho cha của mình bởi nó chỉ dành điều đó cho người cha trong bức ảnh cũ mà nó vẫn nâng niu. Thứ tình cảm tuyệt vời này không thể dành cho một người có vết sẹo dài trên má như vậy. Nhưng khi biết ông Sáu chính là người cha trong bức ảnh mà bấy lâu nay mình gìn giữ. Hiểu ra rằng cái sẹo ấy do bọn giặc kia gây ra thì bé Thu đã thể hiện tình yêu ba với tất cả sự hồn nhiên ngây thơ. Lần đầu tiên nó cất tiếng gọi "Ba" - tiếng gọi như xé rồi nó chạy xô tới, dang hai tay ôm lấy cổ ba và "đôi vai nhỏ bé run run", nó khóc vì xúc động. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và cả vết thẹo dài trên má của ông Sáu. Nỗi mừng gặp ba và sự ân hận trào dâng trong nó. Tình cảm của nó khiến cho "nhiều người không cầm được nước mắt". Nó "không cho ba đi" cố níu giữ ông Sáu ở nhà nhưng không được. Tiếng gọi ba là một tiếng lòng vỡ tan, một tình cảm thiêng liêng được cất tiếng.

Leave a Reply