Viết đoạn văn nghị luận khoảng một trang về câu nói sau: "uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy"

Nhiều phụ huynh thừa nhận, sinh con không khó nhưng nuôi dạy con lại không dễ chút nào. Làm sao để có được một đứa con ngoan, biết nghe lời cha mẹ luôn là câu hỏi không lời giải của nhiều ông bố, bà mẹ…

uốn cây phải uốn từ non

Nhiều cha mẹ thiếu kiến thức và cả kinh nghiệm trong việc dạy con. Kiến thức thì chưa tham gia các lớp dạy làm cha mẹ, còn kinh nghiệm thì vẫn theo cách cổ truyền “cha mẹ dạy mình sao, mình dạy con như vậy”. Đây là điều không hợp lý, vì một thế hệ cách xa vài chục năm thì làm sao phương pháp giáo dục đồng nhất được. Hơn nữa ông bà xưa thường quan niệm, trẻ con như trái bầu trái bí cứ tự nhiên mà lớn. Mới nghe thì cũng có lý nhưng nghiệm lại mới thấy sai và vô cùng nguy hiểm.

Trẻ cũng phải trải nghiệm. Nhiều nhà tâm lý giáo dục cho rằng, từ 1 đến 6 tuổi là “thời kỳ vàng” để cha mẹ dạy dỗ con cái. Khi bước vào độ tuổi từ 6 đến 13 thì trẻ không còn là “cây non” nên việc giáo dục lúc này không còn dễ. Những vết nhăn trong não của trẻ khi đã được định hình thì khó mà xóa được, hơn nữa qua kiểm nghiệm người ta thấy tuổi càng nhỏ trẻ học càng nhanh, quá trình dạy về sau sẽ đỡ vất vả và tốn thời gian hơn. Ngược lại, khi trẻ đã thành “cây cổ thụ” thì rất khó uốn và nếu muốn cây đứng thẳng thì chỉ có cách chặt bỏ bớt những cành sâu lá xấu đi nhưng như thế thì đau lòng quá. Sai lầm của phụ huynh là thường đưa ra cách ngăn chặn, thúc ép con em mình mà thiếu giải thích hoặc chỉ giải trình một chiều theo ý của người lớn. Rõ ràng đây cách giáo dục khiếm khuyết, áp đặt chủ quan.

Các chuyên gia cho biết, quy trình đúng là phải giải thích đồng thời có sự trải nghiệm thực tế. Bà Nga (chuyên gia tư vấn tâm lý Lê Thị Phương Nga – Câu lạc bộ Pro Prents) đưa ra ví dụ như ngăn chặn bé không được đi qua vũng nước thì cha mẹ phải biết giải thích cho bé hiểu và tốt hơn hết nên cho bé trải nghiệm bằng cách… đi vào vũng nước. Tất nhiên trong tình huống đó có thể trẻ sẽ bị té. “Dù có đau lòng một chút nhưng chúng ta đã giúp trẻ có thêm trải nghiệm và hiểu ra rằng không được bước chân vào vũng nước vì nếu bước vào sẽ… có sự cố. Nhờ có bài học “xương máu” đó mà chắc chắn lần sau gặp tình huống tương tự trẻ sẽ tìm cách né tránh vì thông tin trải nghiệm đã được lưu giữ trong đầu trẻ”, bà Nga nhấn mạnh. Một ví dụ nữa là khi trẻ ném đồ, phụ huynh bắt trẻ phải nhặt lên. Đây cũng là một cách cho trẻ trải nghiệm để hiểu được rằng nếu lúc nào đó gây ra chuyện khiến cha mẹ không vừa lòng thì chính mình là người phải tự đứng ra khắc phục hậu quả đó chứ không có ai khác.

Leave a Reply