Với những câu kết bài nỗi nhớ trở lại mang âm hưởng như thế nào cả về nghệ thuật và tư tưởng?

Sở dĩ nỗi nhớ ở khổ thơ cuối cùng này như một dư âm vì hai lẽ. Lẽ thứ nhất: Cả bài thơ đến đây - sau cái chết của người lính đã trọn vẹn một khúc tráng ca. Hình tượng người lính đã như một hồi tưởng hào hùng trong trí tưởng. Bản thân nó đã có khả năng đồng vọng, ngân vang. Lẽ thứ hai: về âm điệu, khổ thơ cuốỉ cùng giông như một điệp khúc cho khổ thơ trước đó. Thử đọc lại câu đầu đoạn cuối ("Tây Tiến người di không hẹn ước") với câu đầu đoạn trước đó mà xem: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc". Chỉ có điều: nếu câu thơ nói về "đoàn binh không mọc tóc" là một sự thể hiện khách quan, một quá khứ hiện về thì câu "Tây Tiến người đi không hẹn ước" là cảm nhận chủ quan, một tâm trạng trong thực tại. Bởi thế nó tạo nên một sự kết dính tự thân. Ta có cảm giác: sau dấu chấm cuối cùng của nó là một cái gì đó mở ra. Cách kết thúc không khép kín này dành cho tưởng tượng của người đọc lúc bài thơ ra đời và cả mãi mãi về sau. Đoạn thơ kết thúc ấy nói gì? Đoạn thơ nói về một khoảng cách chia phôi vì tác giả lúc này đã không còn là người của đoàn quân một thời oanh liệt ấy. Ở đây có cả khoảng cách không gian, khoảng cách thời gian, cả khoảng cách tâm lí của con người: "Đường lên thăm thẳm một chia phôi". "Thăm thẳm" chính là cách đo độ dài tâm lí đó. Riêng từ "một" là số từ để đếm, ta đã bắt gặp ở một thời thơ trước "Một giã gia đình, một dửng dưng" trong thơ thâm tâm. Nó mang chất giọng của lời thơ khẩu khí từ những tráng sĩ như Kinh Kha, rất cổ kính, đặc thù. Chính vì thế, chính vì sự cách trở, chia xa, nó như một lời nhắn gửi:

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Sầm Nứa

Quang Dũng đã cố định hoá trang sử hào hùng bằng cách biến đổi tên một đơn vị (đoàn quân Tây Tiến) thành một dịa danh. Tây Tiến trở nên một thứ quê hương tinh thần của tác giả. Song chưa hết. Sự tiếc nuối cuối cùng lẽ ra phải thuộc về nhà thơ. Nhưng ở đây lại là một nét bổ sung về người lính "Hồn về sầm Nứa chẳng về xuôi". Câu thơ như một sự rượt đuổi kiếm tìm một cái gì cao cả xa vời không bao giờ tới được. Sự chuyển hướng đột ngột làm người đọc sững sờ. Chung quy cũng từ hình tượng người lính với nhà thơ lúc nào cũng như một ám ảnh.

Leave a Reply