Xác định và phân tích nghệ thuật của bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ Rừng, tác giả Thế Lữ

1, Mở bài:

Giới thiệu về bài thơ và vị trí của đoạn trích

2, Thân bài:

Đây là đoạn thơ đặc sắc, giàu tính tạo hình là khúc đoạn cảm xúc uất hận, nuối tiếc quá khứ của con hổ khi đang bị giam hãm trong vườn bách thú

con hổ khi đang bị giam hãm trong vườn bách thú

Trong tâm tướng con hổ hiện lên dĩ vãng huy hoàng với 4 cảnh tượng như 1 bức tranh tứ bình lộng lẫy :cảnh "những đêm vàng bên bờ suối " con hổ như 1 thi sĩ sau khi ăn uống no say, đang mơ màng đứng thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng bên bờ suối. Cảnh "những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn" con hổ như 1 nhà hiền triết đang ngắm giang sơn của mk thay da đổi thịt sau trận mưa. Cảnh "bình minh cây xanh nắng gội" con hổ như 1 bậc đế vương đang say giấc nồng xung quanh là tiếng chim muông c tưng bừng hầu quanh. Và cuối cùng là cảnh "những chiều lênh láng máu sau rừng"con hổ là 1 vị chúa tể tàn bạo khao khát mặt trời chết để tung hoành nơi vương quốc đầy bí ẩn của mình

Cảnh trong bức tranh tứ bình cảnh nào cũng mang 1 vẻ đẹp núi rừng hùng vĩ, thơ mộng, nối liền với 1 vị chúa sơn lâm đầy uy lực, lẫm liệt, kiêu hùng. Bức tranh đó càng ấn tượng và lộng lẫy nhờ các tính từ chỉ màu sắc :vàng, đỏ, xanh nối tiếp hoà quyện. Các từ nghi vấn "nào", "đâu" cùng các câu hỏi tu từ, diệp đi điệp lại như xoắy sâu, làm nổi sóng nhớ tiếc quá khứ huy hoàng của vị chúa sơn lâm. thế nhưng thực tại lại là cảnh đang bị giam hãm, tất cả chỉ là quá khứ vị chúa sơn lâm cất lên tiếng kêu đầy u uất :"than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu" Câu cảm thán ở cuối đoạn như 1 tiêng thở dài ai oán kéo quá khứ trở về với hiện tại ngoài đại từ "ta" cùng với sự tương phản đối lập giữa 2 cảnh tượng, 2 thế giới đã thể hiện nỗi bất hoà sâu sắc, niềm khao khát được tự do mãnh liệt của vị chúa sơn lâm - nhân vật chữ tình. Đó cũng là tâm trạng của tác giả và con người Việt Nam trong kiếp đời nô lệ bấy giờ

3, Kết bài:

khẳng định lại ý nghĩa của đoạn thơ

Leave a Reply