Cảm nhận khổ đầu bài Nói với con của Y Phương: Chân phải bước tới cha ... Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời

Cảm nhận khổ đầu bài Nói với con của Y Phương:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

DÀN Ý

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ:

Tình Cảm gia đình, tình yêu đối với quê hương xứ sở là những tình cảm nguyên sơ nhưng thiêng, cao quý nhất đối với mỗi chúng ta. Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng truyền thống của tổ tiên, dân tộc, quê hương là sự thể hiện cụ thể của tình cảm cao đẹp đó. Nhiều nhà thơ đã giãi bày những sắc thái tình cảm ấy lên trang giấy. Tiêu biểu là bài thơ Nói với con của tác giả Y Thương lời tâm tình thiết tha, lời dặn dò ân cần của người cha đối với con mà ấn tượng với người đọc hơn có chính là khổ thơ đầu bài thơ :

" Chân phải bước tới cha...

... Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời" 

Cảm nhận khổ đầu bài Nói với con của Y Phương

Thân bài:

- Ý 1: Hoàn cảnh sáng tác - CĐ: ..

- Ý 2 Cảm nhận nội dung:

+) Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người. Gia đình và quê hương là cái nôi êm ấm, để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm tâm hồn ...

+) Bên cạnh tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc thì quê hương và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm ...

- Ý 3: KQ Nghệ thuật:

+) Thể thơ 

+) Ngôn ngữ 

+) Hình ảnh 

+) Các biện pháp tu từ 

-Ý 4: Đánh giá - so sánh văn học Khi đọc những lời thơ này, chắc hẳn nhiều người liên tưởng đến một bài thơ quen thuộc: Quê hương của Đỗ Trung Quân. Không chọn cách nói hoàn toàn giống với Y Phương trong Nói với con song những điều tác giả muốn nói lại có những điểm tương đồng. Trong Hình thức trả lời cho câu hỏi của một em bé “Quê hương là gì hở mẹ! Mà cô giáo dạy phải yêu! Quê hương là gì hở mẹ! A đi xa cũng nhớ nhiều?" Hai tác giả dường như đã gặp nhau ở cùg một cách hiểu: quê hương là những gì gần gũi thân thương nhất và cũng là nguồn cội của những tình cảm sâu sắc tha thiết nhất của con người. Để rồi tình yêu quê hương chính là khởi nguồn cho những tình cảm lớn lao, bền vững hơn như tình yêu đất nước, như Xuân Diệu đã từng khái quát: “Tình yêu tổ quốc là đỉnh núi bờ sông”. Trong Nói với con chỉ vài câu thơ ngắn, vài lời thơ giản dị nhưng đã mở ra những ý tứ sâu xa, thâm trầm gần như được nâng lên tầm triết lí, lẽ sống. Sức mạnh của thơ, quyền năng, sự quyến rũ của thơ đs chăng? 

Kết bài: Khái quát lại ..:

Như vậy, thông qua những lời thơ thật tự nhiên tuy rất cụ thể nhưng lại có ý nghĩa biểu trưng và khái quát thật sâu sắc. Cả bài thơ nói chung, đoạn thơ trên nói riêng đã thể hiện thật sâu sắc tấm lòng yêu thương con bao la, rộng lớn của người cha. Bằng cách khơi gợi cội nguồn sinh dưỡng góp phần hun đúc cho sự trưởng thành của đứa con, người cha có khát vọng con mình sẽ luôn khắc ghi gìn giữ và phát huy sao cho truyền thống cao đẹp của quê hương đất nước.

Leave a Reply