Phân tích nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau: "Về đến nhà, chàng mắng vợ một bữa cho hả giận. Nàng khóc mà rằng... Nói xong gieo mình xuống sông mà chết." (Trích Chuyện người con gái Nam Xương, ngữ văn 9 tập 1 )

Phân tích nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau.

Về đến nhà, chàng mắng vợ một bữa cho hả giận. Nàng khóc mà rằng:

- Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn, từng đã nguội lòng, ngõ liễu đường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin trần bạch để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia từ ai nói ra thì giấu không kể lời con nói; chỉ thường thường mắng mỏ nhiếc móc và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất đắc dĩ nói:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

Nói xong gieo mình xuống sông mà chết.

(Trích Chuyện người con gái Nam Xương, ngữ văn 9 tập 1 )

GỢI Ý 1

Luận điểm chính:

-'' Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung''- Nguyễn Du

-Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa nói chung và nhân vật Vũ Nương nói riêng, thấp cổ bé họng, bèo dạt mây trôi, những người phụ nữ đức hạnh phải chiu một số phận bất hạnh, mạng sống không được đảm bảo

Phân tích nhân vật Vũ Nương

- Bi kịch bị nghi là thất tiết.

- Phẩm chất cao đẹp của Vũ Nương: Yêu thương chồng, tấm lòng trinh bạch, giàu lòng tự trọng.

- Nguyên nhân dẫn đến cái chết : chiến tranh phi nghĩa, xã hội trọng nam khinh nữ sinh ra những chàng Trương bào thủ, gia trưởng.

 Nàng là người phụ nữ điển hình trong xã hội phong kiến, dường như bao nhiêu đau khổ của nhưng người đàn bà đi trước đều đổ dồn lên đôi vai nhỏ bé của Vũ Nương, nàng luôn hi sinh cái tôi của bản thân để đạt được cái lớn là 1 gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Đây là 1 cuộc đời đầy nước mắt của Vũ Nương

GỢI Ý 2

I. PHÂN TÍCH ĐỀ

1. Nội dung:

  • Vũ Nương, người phụ nữ bình dân có phẩm hạnh tốt.
  • Sống trong xã hội phong kiến, Vũ Nương chịu nhiều nỗi đau và oan khuất.

2. Kiểu bài: Phân tích đặc điểm nhân vật.

3. Phạm vi kiến thức: Tác phẩm trong sách giáo khoa không phân tích toàn bộ tác phẩm, giới hạn phân tích nhân vật Vũ Nương, tham khảo thêm bài thơ: “Lại bài Viếng Vũ Thị” của Lê Thánh Tông.

II. DÀN Ý

1. Mở bài:

• Người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.

• Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất.

2. Thân bài:

a) Vũ Nương, người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

Vũ Nương, người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

• Có tư tưởng tốt đẹp.

• Người vợ dịu hiền, khuôn phép: Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

• Người con dâu hiếu thảo: Chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.

b) Nỗi đau, oan khuất của nàng:

• Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.

• Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.

• Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.

c) Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ.

• Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

• Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

• Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

3. Kết luận:

• Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ.

• Nhân vật Vũ Nương để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc.

GỢI Ý 3

- Khi xa chồng, Vũ Nương ngày ngày đợi chờ, ngóng trông đến thổn thức “Giữ trọn tấm lòng thủy chung, son sắt”, “tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liêu tường hoa chưahề bén gót”. Nàng vừa thương chồng, vừa nhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình đêm ngày phải đối mặt với nỗi cô đơn vò võ. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:

- Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ: Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn. Khi người chồng trút cơn ghen bóng gió lên đầu, Vũ Nương đã ra sức thanh minh, phân trần. Nàng đã viện đến cả thân phận và tấm lòng củamình để thuyết phục chồng :"Thiếp vốn là ...cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.....” Những lời nói nhún nhường tha thiết đó cho thấy thái độ trân trọng chồng, trântrọng gia đình nhà chồng, niềm tha thiết gìn giữ gia đình nhất mực của Vũ Nương.

Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ

-Nghe lời ngây thơ của con trẻ Trương sinh đã nghi oan cho vợ, mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi bất chấp lời van xin khóc lóc của nàng và lời biện bạch của hàng xóm.

- Vũ Nương đau đớn vô cùng vì tiết giá của mình bị nghi kị, bôi bẩn bởi chính người chồng mà mình yêu thương.

-"Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa."

=> Một loạt biện pháp liệt kê nói về tình cảm gia đình bị tam vỡ, nàng đau đớn đến xé lòng 

=> Bi kịch dâng tràn đến đỉnh điểm, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của chính mình:"- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ."

+ Truyện còn phản ánh hiện thực về xã hội phong kiến Việt Nam với những biểu hiện bất công vô lí. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh – một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục nết na.

=> Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời với nhiều sự bất công (trọng nam khinh nữ, phân hóa giàu nghèo, chiến tranh phi nghĩa,...).

+ Xét trong quan hệ gia đình, thái độ và hành động của Trương Sinh chỉ là sự ghen tuông mù quáng, thiếu căn cứ (chỉ dựa vào câu nói vô tình của đứa con ba tuổi, bỏ ngoài tai mọi lời thanh minh của vợ và lời can ngăn của hàng xóm).

Leave a Reply