Chất quê trong bài thơ Tương Tư của Nguyễn Bính

Chất quê trong Tương tư chính là thể hiện sự giản dị, gần gũi, cái hồn quê được thể hiện trong bài thơ.

- Giải thích: thế nào là chất quê?

- Chất quê được thể hiện trong bài thơ Tương tư như thế nào:

Chất quê trong bài thơ Tương Tư của Nguyễn Bính

Bài thơ ngoài việc biểu lộ được một cách khá sinh động, chân thực, tinh tế những trạng thái, cung bậc phức tạp, đa dạng của trái tim chàng trai đang “tương tư”, còn gợi lên được “tình quê”, “cảnh quê”, “hồn xưa đất nước” 

+ Bài thơ đã sử dụng một cách thuần thục, nhuận nhị những câu lục bát đậm đà màu sắc dân tộc với những chất liệu ngôn ngữ chân quê, dân dã: địa danh “Thôn Đoài?” “Thôn Đông”; dùng thành ngữ “chín nhớ mười mong”; dùng số từ “một” “chín” “mười”; dùng nhiều đại từ phiếm chỉ, chỉ định “ai” “ấy”.

+ Ở đây, Nguyễn Bính còn có lối tư duy gắn chặt với thiên nhiên, tạo nên những cảnh thơ đầy thiên nhiên với những cách so sánh ví von lấy thiên nhiên làm chuẩn mực “Nắng mưa … nhuộm đã thành cây lá vàng”.

+ Chất “quê mùa” còn được thể hiện ở cách bày tỏ tình cảm rất kín đáo, tế nhị của chàng trai. Những cặp trai gái thuở xưa thường ẩn mình một cách e lẹ sau những rặng trúc, mai, đào, mận để nhắn gửi nỗi niềm: “Trúc với mai, mai về trúc nhớ”.

Từ đó càng khẳng định phong cách thơ Nguyễn Bính "quê mùa như Nguyễn Bính"

Leave a Reply