Đã từ lâu nhân dân ta rút ra kết luận: Có làm thì mới có ăn / Không dưng ai dễ đem phần đến cho. Em hãy bình luận câu tục ngữ trên. Trong xã hội chủ nghĩa của chúng ta ngày nay, câu tục ngữ đó còn có ý nghĩa gì nữa không

A. MỞ BÀI

- Trong sản xuất, từ xưa đến nay, vẫn tồn tại mối quan hệ khăng khít giữa lao động và hưởng thụ, giữa làm và ăn.

- Trong xã hội ngày xưa cũng như ngày nay, vẫn có người muốn hưởng thụ nhiều mà không muốn lao động vất vả, muốn ăn ngon mà không chịu bắt tay làm.

- Để chống lại quan niệm sai trái đó, nhân dân lao động đã khẳng định nguyên tắc lao động và phân phối qua câu tục ngữ:

Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

Có làm thì mới có ăn

B. THÂN BÀI

1. Khẳng định câu tục ngữ là hoàn toàn đúng

a) Trong phạm vi toàn xã hội:

- Của cải vật chất và tịnh thần không tự nhiên có sẵn

- Muốn có của cải, có cái ăn để sống, con người phải làm việc

- Không lao động, không làm việc thì không có cái ăn để sống, xã hội sẽ bị diệt vong.

b) Trong phạm vi một gia đình, một con người cũng vậy:

- Người chịu khó lao động thì có của ăn, vật dùng, cuộc sống sẽ đầy đủ, sung sướng.

- Không chịu lao động tin gia đình đó, con người đó không có cái ăn, phải nhờ vả người khác hoặc phải thiếu thốn, đói rách.

c) Nguyên tắc có làm thì mới có ăn sẽ thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển, động viên tinh thần hăng say lao động của người sản xuất.

- Dẫn chứng:

+ Người công nhân lao động vất vả trong các nhà máy để cung cấp cho xã hội máy móc, dụng cụ và các hàng công nghệ phẩm thiết yếu.

+ Người nông dân phải lam lũ một nắng hai sương trên đồng ruộng thì mới có thóc gạo nuôi sống xã hội, gia đình và bản thân.

Không dưng ai dễ dem phần đến cho

3. Bình luận

a) Trong xã hội cũ:

- Nguyên tắc lao động và phân phối mà câu tục ngữ nêu lên không thực hiện được một cách triệt để.

- Vẫn có tình trạng có người không làm mà vẫn giàu sang, của cải thừa thãi, ăn không hết.

- Người lao động làm nhiều mà vẫn không đủ ăn, sống nghèo khổ.

b) Tại sao như vậy?

- Xã hội cũ là xã hội bất công. Một số người chiếm đoạt ruộng đất, nhà máy, hầm mỏ v.v... và bóc lột người lao động.

- Người nông dân, người công nhân là người làm thuê cho giai cấp địa chủ, tư bản, chỉ được hưởng một số tiền công rẻ mạt không đủ ăn, chỉ đủ sống để tiếp tục bị bóc lột sức lao động.

c) Trong xã hội ta ngày nay:

- Nhân dân lao động đã làm chủ xã hội. Câu tục ngữ: “Có làm thì mới có ăn” mới có điều kiện được thực hiện một cách đầy đủ.

- Nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội: “Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng” hoàn toàn phù hợp với câu tục ngữ trên.

- Đó là lẽ công bằng xã hội mà xã hội ta đang phấn đấu để thực hiện một cách triệt để.

C. KẾT BÀI

- Nêu lên ý nghĩa của câu tục ngữ trong hoàn cảnh hiện nay:

- Có lao động mới có ăn, mới đem lại hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình.

- Lao động còn là nghĩa vụ đối với Tổ quốc, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.

- Câu tục ngữ: “Có làm thì mới có ăn...” hợp với lẽ công bằng xã hội, hợp với đạo lí và là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

Leave a Reply