Nghị luận văn học: Tình yêu nước của nhà thơ qua bài "Thu điếu" và "Chạy giặc"

Thu điếu

-Tâm sự kín đáo của nhà thơ

- Câu cá chỉ là cái cớ để đón nhận cảnh thu :

+ Cõi lòng nhà thơ yên ắng, tĩnh lặng để đón nhận được:

Cái hơi gợn tí của ao

Cái rơi khẽ của lá

+ Sự yên lặng trong tâm hồn còn được gợi lên từ âm thanh của tiếng cá đớp mồi

Thu điếu

=> Cái động nhỏ của ngoại cảnh lại gây ấn tượng đậm là bởi tâm cảnh đang trong tĩnh lặng tuyệt đối

- Không gian yên tĩnh đem đến sự cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn:

+ Bức tranh thu xuất hiện với nhiều gam màu lạnh:

Độ xanh trong của nước

Độ xanh biếc của sóng

Độ xanh ngắt của da trời

=> Gợi cảm giác se lạnh. Cái lạnh của cảnh vật cũng là cái lạnh của tâm hồn

+ Chữ vèo (rơi nhanh và biến mất) trong hình ảnh Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

=> Không chỉ là ngoại cảnh mà còn là tâm sự thời thế của tác giả (khi đất nước nhanh chóng rơi vào tay giặc)

- Người ngồi câu bất động

=> Câu cá nhưng thực chất là trầm tư, suy nghĩ trước thời cuộc

=> Vẻ đẹp tâm hồn : sự gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc

Chạy giặc

- Tình cảnh của đất nước.

- Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, cuộc sống thanh bình bị phá tan bởi “ tiếng súng Tây”, đất nước sa vào tay giặc.

- Những hình ảnh chi tiết cụ thể:

+ Lũ trẻ lơ xơ chạy_chạy thất thần, không định hướng, không ai dẫn dắt.

+ Đàn chim dáo dác bay_ bay trong hốt hoảng, ngơ ngác, tan tác

+ Bến Nghé tan bọt nước

+ Đồng Nai nhuốm màu mây.

=> Đất nước, quê hương bị tàn phá, ngập chìm trong tăm tối.

- Nghệ thuật đối (câu 3 - 4; 5 - 6) và cách dùng từ có tính chọn lọc cao làm bài thơ có tình hiện thực sâu sắc.

- Tâm trạng, tình cảm, thái độ của tác giả.

- Xót thương , đau đớn vì đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân lầm than đau khổ.Kêu lên thống thiết, thức tỉnh những người yêu nước, những người có trách nhiệm bảo vệ đất nước.

- Bất bình trước sự bất lực của nhà Nguyễn vì không bảo vệ được đất nước.

Leave a Reply