Nghị luận văn học: Ý nghĩa lời chửi của Chí phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao

Ý chính trong bài:

Mở đầu tác phẩm, Nam cao đã để cho Chí Phèo chửi.

Hắn chửi trời, chửi đời, chửi cái làng Vũ Đại, chửi những ai không chửi nhau với hắn, rồi sau đó hắn chửi đứa nào đã đẻ ra thân hắn để cho hắn khổ như thế.

Những đáp lại tiếng chửi đó chỉ là cái ý nghĩ "chắc nó trừ mình ra" của người dân làng Vũ Đại, nên dù hắn có chửi đến mức nào thì vẫn chẳng ai thèm quan tâm, và rút cuộc thì vẫn chỉ một tên say rượu với 3 con chó dữ.

Chí Phèo chửi

Không phải tự nhiên mà nam Cao đưa tiếng chửi vào ngay đầu truyện.

Tiếng chửi của Chí Phèo - thứ ngôn ngữ duy nhất bây giờ mà Chí phèo có thể dùng để giao tiếp với mọi người. Chẳng có kênh ngôn ngữ nào khác.

Đồng thời nó cũng là điều mở ra những bi kịch của Chí Phèo tiếp theo sau đó.

Tiếng chửi - cũng phần nào thể hiện 1 sự bế tắc của Chí Phèo, của những người nông dân nghèo khổ bị đày xuống đáy xã hội.

Đồng thơi đây cũng là một sự thông minh của nam Cao, nêu như mở đầu chỉ là đơn thuần kể về sự ra đời của Chí ra sao, bỏ ở cái lò gạch cũ như thế nào thì có lẽ truyện sẽ ko có ấn tượng nagy ban đầu như bây giờ.

Và cũng là 1 cách để giới thiệu về 1 tên Chí Phèo bị cùng cực hóa, bị mất hết nhân tính bởi những thế lực tàn bạo trong xã hội. => trở thành một tên mất hết cả nhân tính lẫn nhân hình.

=> Là một yếu tố thể hiện sâu sắc cả ý nghĩa về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của Nam Cao.

Leave a Reply