Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

A. MỞ BÀI

Cầu cong như chiếc lược ngà

Sông dài mái tóc cung nga buông hờ.

(Nguyễn Bính)

Vẻ đẹp cổ kính của Huế xưa nay chẳng nơi nào sánh kịp. Vẻ đẹp ấy đã gieo bao sức sống mới vào lòng người, khiến bao trái tim phải rung lên vì xúc động. Và trái tim yêu đời, yêu cuộc sống của Thanh Hải lại bị thôi thúc trước vẻ quyến rũ của nó. Đến nỗi, trước giờ li biệt cõi đời, ông vẫn cảm nhận được sức sống của cả nước nói chung và Huế nói riêng. Xúc động và tiêu biểu nhất vẫn là những khổ thơ sau đây:

- Trích đề: 2 khổ 15.

Đã đôi lần đối với Huế mộng mơ

Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt

Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được

Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư.

(Huế thương)

Vẻ đẹp cổ kính của Huế xưa nay chẳng nơi nào sánh kịp

Thanh Hải, người con của Huế mộng mơ, dịu dàng, trầm tư ấy trong những ngày cuối đời, nằm trên giường bệnh, vẫn xao xuyến và gắn bó với quê hương của mình. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ cứ nhẹ nhàng, thâm trầm đi vào lòng người, để lại cho đời những lời tâm tình thủ thỉ của lớp đàn anh đi trước với lớp đàn em. Bức tranh mùa xuân của quê hương và viễn tưởng về một đất nước vào xuân được bộc lộ rõ nét qua những khổ thơ sau (3 khổ 1, 2, 3)

Mọc giữa dòng sông xanh

.....

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

B. THÂN BÀI

1. Mùa xuân thiên nhiên và khát vọng của tác giả trước mùa xuân (khổ 1)

Khổ thơ mở đầu như một nét bút sơ khởi miêu tả khung cảnh trữ tình của xứ Huế, quê hương nhà thơ:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc ơi!

Con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời”

Nét bút ấy mới độc đáo làm sao khi nó được pha lộn những sắc màu thật hài hòa, màu “xanh” của dòng sông, màu “tím biếc” của bông hoa lục bình hòa quyện vào nhau tạo nên vẻ trang nhã, dịu dàng của Huế. Gam màu ấy rất phù hợp với cái vẻ cổ kính trầm tư vốn có của Huế. Dù giọng điệu có tha thiết nhẹ nhàng đến mấy và cảnh sắc có êm đềm đến mấy thì tứ thơ vẫn tràn trề sức sống nhờ nghệ thuật đảo ngữ ở hai câu đầu cùng với động từ “mọc”. Dường như cách diễn đạt tuyệt vời ấy đã phá tan hẳn sự trầm lắng của Huế vào những ngày đông giá rét. Nó gieo vào khung cảnh nên thơ của Huế một sức sống mãnh liệt như sức sống trỗi dậy từ tâm hồn nhà thơ.

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Để có được những đường nét thơ mộng trong bức tranh mùa xuân, Thanh Hải đã nâng niu trân trọng từng khoảnh khắc được gắn bó với nó. Cho nên, ông cảm nhận mùa xuân không chỉ bằng thị giác mà còn lắng nghe từng âm hưởng của đất trời.

“Ơi! Con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời”

Mùa xuân trong sự cảm nhận tinh tế của Thanh Hải không chỉ có cây cỏ hoa lá mà còn là âm thanh của loài chim quen thuộc, gần gũi - chim chiền chiện. Nếu ở hai câu đầu, Thanh Hải nhắc đến màu tím gợi thương, gợi nhớ cái nét duyên duyên của Huế thì ở đây, tác giả lại khắc họa tiếng chim chiền chiện, một loài chim đặc trưng cho miền quê thơ mộng của ông. Tiếng chim ấy cứ lảnh lót vang trời. Nó khiến mùa xuân đang rực rỡ lại càng thêm sinh động tràn trề nhựa sống. Đối với tác giả, cái... chẳng mấy xa lạ ấy cũng là những gì đáng trân trọng nhất bởi nó gợi nhớ về quê hương. Những âm thanh ấy kết đọng lại thành giọt mùa xuân, giọt mưa đầu mùa lắng đọng trong tâm hồn nhà thơ. Càng cảm nhận, sâu sắc sức sống của đất trời qua giọt âm thanh, Thanh Hải càng trân trọng đón lấy nó bằng cả tấm lòng.

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

Nhà thơ đón lấy mùa xuân như đón nhận cả quê hương, đất nước vào lòng. Cách đón nhận chẳng cầu kì, kiểu cách khách sáo mà nhẹ nhàng, cẩn trọng, nâng niu.

2. Mùa xuân cách mạng (khổ 2, 3)

- Để rồi từ mùa xuân thiên nhiên, Thanh Hải lại liên tưởng đến mùa xuân cách mạng:

“Mùa xuân... nương mạ”

Mùa xuân đến trong thiên nhiên, mùa xuân cùng gieo bao sức sống vào lòng người. Ai nấy bắt tay vào công việc ngày đầu năm trong niềm vui chào đón năm mới. Hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” tượng trưng cho hai nhiệm vụ quan trọng: chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và lao động xây dựng quê hương. Để thực hiện được nghĩa vụ cao cả đó, mỗi người Việt Nam luôn mang trong mình hoài bão. Hình ảnh “lộc” trong khổ thơ chính là những cành lá ngụy trang vắt vẻo trên lưng, chở che ngụy trang giúp họ bảo vệ được tính mạng bản thân và đồng bào. “Lộc” còn là những nhành lúa trĩu bông vươn lên giữa nương đồng. “Lộc” còn là niềm tin yêu, hi vọng của mỗi người vào tương lai đất nước. Giọng thơ bỗng sôi nổi hẳn lên cuối khổ:

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao.

Điệp từ “tất cả” gợi lên không khí tất bật, hối hả của cả nước đang cuốn theo nhịp sống sôi động, không ngừng chuyển mình, cùng sánh bước theo nhịp đập của con tim. Nếu từ láy “hối hả” diễn tả sự sôi nổi khẩn trương thì từ “xôn xao” là góp phần tô đậm bức tranh của một đất nước đang hồi sinh. Chắc hẳn nhà thơ phải lạc quan yêu đời lắm nên mới có thể hình dung được khung cảnh tươi vui “thay da đổi thịt” của quê hương đất nước ngay trong những giờ lâm chung.

- Tình yêu cuộc sống tha thiết giúp tác giả có thêm sự tinh tế tuyệt vời để khái quát được hình ảnh đất nước mến yêu:

Đất nước... phía trước.

Chĩ bốn câu thơ thôi, tác giả đã tái hiện hình ảnh Tổ quốc xưa và nay. Điệp từ “đất nước” cứ ngân vang như tấm lòng thành kính tác giả dành cho đất nước. Nhà thơ đã đang và mãi tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc. Bởi lẽ dù trải qua bao gian khổ, Tổ quốc mến yêu vẫn đứng vững, vẫn giữ được bản sắc cao quý của mình. Điểm cảm nhận của tác giả về đất nước thật nhạy bén, sắc sảo như lời nhận định của Nguyễn Đình Thi về quá khứ thăng trầm của Tổ quốc.

Nước Việt Nam từ trong máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

Nước ta còn nghèo dân ta còn lạc hậu, nhưng ta vẫn bám đất bám làng, giữ gìn từng dãy núi con sông. Và cách so sánh độc đáo “Đất nước như vì sao” một lần nữa lại khơi dậy niềm tin mãnh liệt của tác giả vào một đất nước bất tử, một dân tộc bất khuất không bao giờ lùi bước. Đất nước ấy chẳng bao giờ tàn lụi, nhưng mãi mãi đi lên mãi mãi phồn vinh.

3. Mùa xuân tư tưởng (khổ 3, 4, 5):

Từ tình cảm mến yêu sâu nặng với đất nước, tâm hồn nhà thơ bỗng bừng lên hoài bão cháy bỏng.

Ta làm... xao xuyến.

Mùa xuân

Điệp từ “ta làm” như tấm lòng khắc khoải, như lời khẳng định quyết hệt muốn tự nguyện cống hiến cho Tổ quốc. Đáng quý hơn nữa là ngay cả trong những ngày đầu độc lập đầy khó khăn, thiếu thốn vẫn ánh lên niềm tin, tâm hồn trong sáng quên mình phục vụ. Những hình ảnh tượng trưng “con chim, cành hoa, nốt trầm” là những hoài bão đơn sơ của chính tác giả. Tuy chỉ là những ước nguyện bé nhỏ nhưng đủ để mọi người phải suy nghĩ lắng đọng tâm tư. Chỉ xin làm một con chim hót véo von để cuộc đời thêm chút thi vị rộn ràng. Nhà thơ chỉ mong làm một cành hoa nhỏ góp chút hương trong ngàn sắc hoa cho đất nước thêm chút rực rỡ tươi vui. Và nguyện mong làm một nốt trầm êm ái góp phần đưa bản hòa ca của thiên nhiên vút cao hơn nữa. Những ước mơ thật đơn sơ, nhỏ bé và khiêm tốn biết bao! Đẹp và lạ hơn cả vẫn là hình ảnh “một nốt trầm xao xuyến” như gợi lên một nhận thức cao đẹp về quan hệ cá nhân và tập thể của nhà thơ. Thanh Hải ví mình và sự cống hiến của mình nhỏ bé chẳng đáng để tâm. Nhưng cũng từ đó, ta thấy được sự khiêm tốn đáng yêu của tác giả. Không coi sự hi sinh của mình là lớn lao để kiêu căng, tự mãn, cũng chẳng xem nó quá nhẹ để thờ ơ bỏ qua. Bởi điều quan trọng vẫn là ý thức của con người về sự cống hiến không ở mức độ to, nhỏ hay ít, nhiều: “Lẽ nào vay mà không có trả”

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

- Mùa xuân là khái niệm của thời gian vậy mà hình ảnh của nó bao trùm cả bài thơ:

Một mùa xuân... trẻ lại.

Mùa xuân là khái niệm của thời gian, không thể cân, đo, đong, đếm được thế mà tác giả vẫn gọi nó là “nho nhỏ”. Phải chăng, trước lúc từ biệt cõi đời, tác giả muốn gửi gắm tâm nguyện ước vọng. Cuộc đời của chúng ta sẽ mãi là một mùa xuân hạnh phúc, nếu chúng ta biết tận tâm, tận lực suốt đời cho đất nước. Đại từ “tôi” khổ thơ đầu được chuyển sang đại từ số nhiều “ta” như một lời mời gọi tha thiết của tác giả. Đất nước này đâu chỉ của riêng tôi mà của tất cả chúng ta, hãy cống hiến hết mình vì Tổ quốc, các bạn nhé! Ta vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây ước nguyện thành tâm của người con xứ Huế này dẫu ông chẳng còn nữa.

Điệp từ “dù là” như một lời khẳng định, cũng là thể hiện sự thách thức gian khổ, thời gian tuổi tác. Thanh Hải đã trở thành tâm gương cho mọi người về sự thúy chung son sắt. Từ tuổi thanh niên trai tráng, cái tuổi lí tưởng của sức khỏe và bầu nhiệt huyết “hai mươi tuổi, tim đang rạt rào múc. Hai mươi tuổi hồn quay trong gió bão” đến lúc nhắm mắt xuôi tay, ông vẫn phục vụ như “con tằm đến thác vẫn còn nhả tơ”. Ông đã để lại cho đời bản tình ca mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước và mùa xuân của lòng người rất đáng ngợi ca.

- Nếu như mở đầu bài thơ, Thanh Hải đã vẽ lên một khung cảnh hữu tình của Huế thương thì kết thúc bài thơ ông lại cất lên tiếng hát ngọt ngào quen thuộc của quê hương mình:

- Mùa xuân xin hát... đất Huế.

Điệu hò gợi thương, gợi nhớ của xứ Huế giàu truyền thống lại cất lên trong lòng nhà thơ. Nó vừa thể hiện niềm yêu thương khôn nguôi khi phải rời xa quê nhà mãi mãi vừa làm bật lên sự lạc quan tuyệt vời của một hồn thơ, hồn thơ Thanh Hải. Nó kết thành sợi dây vô hình níu, kéo nhà thơ ở lại với đời. Nó khiến ông phải bồi hồi xúc động, phải bịn rịn trước lúc lìa xa mãi mãi

C. KẾT BÀI

Thanh Hải đã ra đi mãi mãi nhưng bài thơ Mùa xuân nho nhỏ vẫn ở lại với chúng ta và bất tử với thời gian. Xao xuyến xúc động và nên thơ, thi vị nhất vẫn là ở những khổ thơ đầu. vần thơ nhẹ nhàng, tha thiết khiến ta gắn bó hơn với thiên nhiên và quê hương của mình hơn bao giờ hết.

- Tiếp bước con đường nhà thơ đã đi, chúng ta hãy biết tự vươn lên để hoàn thiện mình, sống có ích cho cuộc đời như Tố Hữu đã từng tâm niệm:

Người đứng lên viết tiếp người ngã xuống

Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.

Leave a Reply