Trong Thư gùi cho học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Bác Hồ có viết: "Non sông Việt Nam... công học tập của các cháu”. Em hãy bình luận lời thư ấy

Đề bài

Trong Thư gùi cho học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Bác Hồ có viết:

"Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có dược sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Em hãy bình luận lời thư ấy.

DÀN BÀI

A. MỞ BÀI

- Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã hi sinh cả cuộc đời mình cho dân cho nước. Không giờ phút nào Bác không nghĩ đến vận mệnh đất nước. Khi vừa đuổi được giặc Pháp ra khỏi đất nước năm 1945, nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong thư gửi cho học sinh Bác Hồ có viết:

“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

lời động viên mang ý nghĩa vừa giáo dục vừa khuyên nhủ thế hệ trẻ cố gắng học tập,

B. THÂN BÀI

1. Giải thích:

Lời thư nhằm khẳng định một vấn đề quan trọng đối với tiền đồ của dân tộc, của đất nước ta đối với cộng đồng thế giới. Và để thực hiện được điều đó thì tùy thuộc vào kiến thức, sự hiểu biết của thành phần nhỏ tuổi.

2. Khẳng định lời nhận định của Bác là đúng:

- Một đất nước được gọi là “cường quốc” thì đất nước đó phải hùng mạnh, ổn định các mặt chính trị, quân sự, kinh tế... đến văn hóa nghệ thuật... Không những ổn định, hùng mạnh mà phải giàu có nữa. Đây là nền tảng vững chắc nhất để đất nước ấy có đủ điều kiện đứng hàng đầu trên các quốc gia khác. Muốn được như vậy, đất nước ta phải có những con người có trí tuệ cao, có óc sáng tạo mà chất xám của con người là giữ vai trò rất quan trọng.

- Học tập là điều kiện tốt nhất để đưa đất nước tiến lên sánh vai cùng các cường quốc. Học tập để nâng cao dân trí, để ứng dụng kiến thức khoa học vào đời sống con người, đê xây dựng đất nước ngày càng văn minh tiến bộ. Đối với thanh thiếu niên thì việc học tập là cần thiết.

3. Mở rộng vấn đề:

- Bác tin tưởng lực lượng tuổi trẻ sẽ là người kế thừa và phát huy tốt những truyền thống của cha ông để lại, để đưa đất nước Việt Nam đến con đường vẻ vang, sánh vai với các cường quốc năm châu.

- Học tập không có nghĩa là học kiến thức có trong sách vở mà phải tìm hiểu, học tập những cái hay cái lạ, cái văn minh tiến bộ ở các nước khác để rồi sáng tạo biến thành cái riêng của đất nước mình. Có như vậy ta mới tạo được cái thế đứng vững vàng đối với các nước khác.

- Lời thư giúp mỗi học sinh nhận ra bổn phận và trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội. Tuy nhiên, ta phải nên hiểu răng học tập thành người tài giỏi để giúp ích cho quê hương đất nước như lời Bẩc dạy, chứ không phải học để phục vụ cho quyền lợi cá nhân hoặc đi ngược lại quyền lợi chung của đất nước.

Thư gùi cho học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945

- Khoa học kĩ thuật trên thế giới tiến bộ không ngừng, nếu ta dừng lại không học tập thì tất sẽ tụt hậu, đất nước sẽ nghèo nàn, chậm tiến, thua sút các nước bạn. Học tập để cho dân tộc mình cùng với các nước sống trong hòa bình, hạnh phúc.

- Đây là lời động viên mang ý nghĩa vừa giáo dục vừa khuyên nhủ thế hệ trẻ cố gắng học tập, “Học, học nữa, học mãi” để vươn cao lên.

C. KẾT LUẬN

Ta đã từng tự hào đất nước ta với bốn ngàn năm lịch sử chưa bao giờ biết khuất phục trước một sức mạnh của ngoại bang nào. Ngày nay, nếu mỗi người dân có ý thức cao về lời nhắn nhủ của Bác thì chúng ta tin rằng đất nước ta sẽ vươn lên cao, thật cao để sánh vai với các cường quốc năm châu về mọi lĩnh vực. Ta có quyền tự hào như thế.

Leave a Reply