1. Bài thơ Lai Tân... Anh (chị) hãy viết lời bình về bức tranh đó trong khoảng mười dòng. 2. Câu thứ tư... Hãy phân tích cái hay của câu thơ “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” để làm sáng tỏ điều đó

Đề bài

1. Bài thơ Lai Tân là bức tranh thu nhỏ thật sinh động của chế độ nhà tù và chế độ xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. Anh (chị) hãy viết lời bình về bức tranh đó trong khoảng mười dòng.

2. Câu thứ tư trong bài thơ tứ tuyệt thường có vị trí quan trọng đối với thi phẩm. Hãy phân tích cái hay của câu thơ “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” để làm sáng tỏ điều đó.

Tham khảo lời bình sau:

“Bộ mặt ba nhân vật cương lên trên ba câu của bài thơ sao mà sinh động thế? Lão giám ngục đánh bạc ngày này qua ngày khác, viên cảnh sát trưởng lóc lẻm móc túi tiền của tù, và quan huyện thì chong đèn hút thuốc phiện. Cả ba đang hoạt động ráo riết như một màn hài kịch câm. Và cả ba đã đóng vai của họ nghiêm túc đến mức vô ý thức, dưới gầm trời “thái bình” của Lai Tân, cảnh tượng thu hẹp của giang sơn nhà họ Tưởng.

(Đặng Thai Mai, Suy nghĩ về yếu tố tinh thần trong

"Ngục trung nhật kí''. Tạp chí Văn học, số 3,1975)

Bài thơ Lai Tân

Cái hay của câu thơ “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” chính là đã tạo ra một sự bất ngờ thú vị cho việc cảm nhận bức tranh Lai Tân của người đọc. Ba nhân vật quan trọng của nhà tù và chính quyền Lai Tân vô trách nhiệm và xấu xa đến như thế mà sao “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” được? Hóa ra đây chỉ là cái thái bình giả, và chữ “thái bình” trong câu thơ hiểu ngược lại với ý mỉa mai, châm biếm sâu cay. Chữ “y cựu” (như xưa) được dịch thành “vẫn” đã nhấn mạnh thêm ý đó. Nhờ câu thơ cuối mà ba câu thơ trên càng nổi rõ hơn trong sự tương phản của kết cấu bài thơ, khiến cho bức tranh Lai Tân hiện ra sống động như thật, lại trào lộng thâm thúy. Sức mạnh tố cáo chính là ở cặp mắt nhìn hiện thực sắc sảo cùng với nụ cười mỉa mai mang đậm chất u-mua của Bác.

Leave a Reply