Có ý kiến cho rằng: "đọc bài thơ "Mộ" (chiều tối) người ta... kiên cường". Có ý kiến khác lại khẳng định: "tác phẩm thể hiện vẻ đẹp tâm hồn... cảm hứng thơ". Bằng cảm nhận của anh (chị) về bài thơ. Hãy bình luận ý kiến trên

Gợi ý bài

- Có thể dẫn dắt từ phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh hoăc giới thiệu tác giả - tác phẩm

- Lí giải các nhận định:

+ Lời nhận định đầu khẳng định chất chiến sĩ trong bài thơ

+ Lời nhận định thứ hai đề cập đến vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ 

- Chứng minh đi kèm lí luận:

+ Giới thiệu khái quát về bài thơ (hoàn cảnh cảnh sáng tác - xuất xứ bài thơ)

chiều tối

+ Vẻ đẹp người tù chiến sĩ: Hoàn cảnh chuyển lao gian khổ vất vả nhưng người tù vượt lên sự khắc nghiệt hoàn cảnh để thả hồn với thiên nhiên,Người không để tâm tới những khó khăn, vất vả - đó là nghị lực phi thường, tinh thần lạc quan,là tinh thần thép của người chiến sĩ cộng sản mang tâm hồn thi sĩ

+ Là người tinh tế,nhạy cảm khi phát hiện sự chuyển biến của vạn vật cho thấy sự say đắm với thiên nhiên tạo vật.

+ Có sự đồng cảm, dõi lên trời cao đọng lại trong tầm nhìn hai hình ảnh chim mỏi, đám mây cô đơn.Phải chăng đó cũng là sự mỏi mệt, cô đơn của người tù chiến sĩ trên đất khách quê người

~> Cuộc vượt ngục tinh thần: thân xác là người tù nhưng tinh thần được giải phóng

+ Trong sự vận động của mạch thơ có sự trôi chảy của thời gian.Hình tượng thơ vận động khỏe khoắn, bất ngờ theo xu thế phát triển từ ánh chiều âm u đến tối tăm, ánh lửa rực hồng ấm áp ~> Cái nhìn tràn đầy sự lạc quan, yêu đời thể hiện 1 tâm hồn luôn hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai (chú ý phân tích chữ "hồng"- nhãn tự trong bài thơ)

~> Bài thơ là sự hội tụ của chất thi sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống, kiên cường vươn lên nghịch cảnh, ung dung tự tại lạc quan

- Đánh giá các ý kiến

+ Hai nhận định đều đúng đắn ,thể hiện cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình

+ Mỗi nhận định đề cập đến các khía cạnh khác nhau trong tâm hồn nhân vật trữ tình nhưng không đối lập nhau mà bổ sung cho nhau làm nên chất chiến sĩ hòa quyện chất thi sĩ

- Có thể liên hệ với nhận định từ chính Hồ Chí Minh "Nay ở trong thơ nên có thép/Nhà thơ cũng phải biết xung phong"

Leave a Reply