Phân tích ý nghĩa "cảnh chờ tàu" trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Có thể nói, trong toàn bộ câu chuyện thì đây là điểm nhấn.

Cuộc sống của 2 chị em Liên vốn dĩ đã bị dìm trong tăm tối, trong cái tù túng ngột ngạt quẩn quanh của phố huyện này từ khi còn rất nhỏ. Mỗi ngày trôi qua đối với chúng đều là vòng tuần hoàn của những quãng thời gian sống trong vô nghĩa, dật dờ, cuộc sống của chúng như những ngọn đèn leo lét, chiếu sáng một vùng đất như bao thân phận nhỏ nhoi phố huyện kia. 

Cho nên, tất cả niềm vui, sự háo hức để vớt vát lại chính là đoàn tàu vẫn vụt qua phố huyện hàng đêm. Đoàn tàu chạy qua nơi dây dù chỉ trong khoảnh khắc nhưng đã mang theo cả bầu không khí của chốn đô thành nhộn nhịp.

Phân tích ý nghĩa cảnh chờ tàu trong truyện Hai đứa trẻ

Một mặt, đó là cái phao tinh thần để chỉ em Liên bám lấy mà còn sống tiếp, để không bị chết héo trong cằn cỗi một cách hoàn toàn ở phố huyện này. Mặt khác, đó là khoảnh khắc ngắn ngủi để chúng trông về một quá khứ đã xa khi chúng còn ở Hà Nội, để nhớ về một kí ức tuổi thơ tươi đẹp.

Con tàu đi qua mang theo áng sáng của nó, những ánh sáng rực rỡ lấp lánh, những âm thanh nhộn nhịp náo nức (dù ko còn được như trước) của chốn đô thành là nỗi khát khao, hi vọng về một tương lai xa xôi, vừa rõ rệt, vừa mơ hồ của Hai chị em và cả người dân phố huyện về một cuộc sống khác hơn. Đoàn tàu cuối cùng cũng chìm vào đêm tối, cũng khuất dần sau rặng tre, nhưng cái ánh sáng và hình ảnh của nó đối lập hoàn toàn với ánh sáng leo lét và cuộc sống mòn mỏi nơi phố huyện.

Có thể nói cảnh đợi tàu dù chỉ là một cảnh có thể với người bình thường thì thật bình thường và vô nghĩa, nhưng nó lại mang trong đó cả nỗi khát vọng thoát ra khỏi cái tù đọng, đơn điệu trong cuộc sống mà chị em Liên cùng biết bao con người nơi đây đang phải chịu đựng, đó là nỗi thao thức hàng đêm của Liên sống trong hi vọng để rồi thành vô vọng khi con tàu vụt đi mất trả chị em cô về thực tại đáng sợ của cuộc sống, khi phố huyện hiện nguyên hình sau những hoạt động thường ngày vẫn che khuất đi - cuộc sống hắt hiu, tàn tạ.

Leave a Reply