Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng

Định hướng: Trong “Tây Tiến” Người lính được đặt trong hoàn cảnh thiên nhiên miền Tây. Ngòi bút Quang Dũng chú trọng đến những nét độc đáo khác thường làm nổi bật vẻ đẹp hào hùng hào hoa bi tráng của người lính.

Cần chạy dọc tác phẩm, khai thác trên hai phương diện đặc trưng thể hiện "chất lính " rất riêng của Tây Tiến: Hào hoa phong nhã và bi tráng, bi nhưng không lụy. 

a. Mở bài: Giới thiệu tác giả và tác phẩm: Quang Dũng là nghệ đa tài,biết làm thơ vẽ tranh,soạn nhạc.Ở bất kì lĩnh vực nghệ thuật nào ngòi bút Quang Dũng cũng thể hiện sự tài hoa lãng mạn với không gian thơ ca có sự sáng tạo đều làm người đọc say mê.Trong đó nổi bật là tác phẩm Tây Tiến- bài thơ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp, xây dựng thành công bức tượng đài bất tử về người lính 

vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng

b. Thân bài

♥ Khái quát chung

- Cả bài thơ là nỗi nhớ của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến nên hình tượng người lính chủ yếu hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ- 1 đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến năm xưa.Nhờ vậy mà hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên chân thực hơn qua tình cảm trân trọng,cảm phục

- Qua nỗi nhớ của Quang Dũng người lính Tây Tiến hiện lên trong tầm vóc của doàn quân đoàn binh- 1 tập thể đông đảo hùng hậu,cách cảm nhận như vậy mang âm hưởng hào hùng cho bài thơ

♥ Vẻ đẹp hình tượng người lính

- Vẻ đẹp ngoại hình: Dữ dội,oai phong,lẫm liệt

+ "Không mọc tóc" chứ không phải "rụng tóc": sự thật nghiệt ngã thiếu thốn,khó khăn gian khổ trong quá trình sống chiến đấu của người lính khiến họ trở nên tiều tụy nhưng vẫn toát lên khí phách anh hùng oai phong~> Hình ảnh là minh chứng cho sự khốc liệt của chiến tranh ,cái gian khổ vất vả mà thế hệ trẻ Việt Nam đã phải trải qua trong cuộc chiến tranh giành bảo vệ độc lập dân tộc,giữ vững giang sơn bờ cõi

+ Quân xanh màu lá dữ oai hùm gợi dáng vẻ xanh sao tiều tụy bị sốt rét nhưng vẫn toát lên vẻ oai hùm như một con hổ -chúa sơn lâm nổi bật khí phách và sự dũng cảm của người lính~> sức mạnh tinh thần.tuy nhiên tác giả không sử dụng từ xanh sạo tạo cảm giác yếu ớt mà thể hiện cho thấy sự khảo khoắn,mạnh mẽ hào khí

- Vẻ đẹp tâm hồn: phong phú,tinh tế lãng mạn hào hoa,nhiều mơ mộng

+ Thể hiện trong cái nhìn say đắm tình tứ trước vẻ đẹp đầy nữ tính trong đêm hội đuốc hoa

+ Tâm hồn mơ mộng luôn hướng về những khung trời hoa lệ ,trong mỗi người lính Tây Tiến đều mang trong mình tâm hồn thi sĩ

+ Niềm kha khát về một dáng kiều thơn và sự thống nhất giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước

+ Mắt trừng: ánh mắt dữ dội rực cháy căm hờn mang mộng ước tiêu diệt kẻ thù,bảo vệ đất nước~> Giấc mộng lập công

+ “Mơ Hà Nội:, “dáng kiều thơm” (ẩn dụ) sử dụng từ ngữ trang trọng khi nói về những thiếu nữ Hà thành đầy yêu kiều cho thấy bên trong dáng vẻ oai hùng là một trái tim,một tâm hồn khao khát yêu thương 

~>Họ-những người lính sẵn sàng trong tư thế chiến đấu hi sinh vì tổ quốc nhưng cũng có những rung cảm yêu thương,nhớ nhung khao khát,hi vọng như bất cứ người trẻ tuổi nào khác

~> Hình ảnh một thời được xem là ủy mị,làm mất đi tinh thần sinh khí của ngừi lính khi xung trận. Thực tế những giấc mơ ấy,những yêu thương khát vọng ấy là nguồn cổ vũ động viên,là sức mạnh tinh thần to lớn để người lính vượt qua gian nan thử thách

- Vẻ đẹp lí tưởng sống và chiến đấu: tự nguyện,cao cả sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn 

nỗi nhớ của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến

+ Sử dụng các từ Hán Việt: biên cương,mồ viễn xứ ~> không khí trang trọng mang âm hưởng bi hùng

~> Giảm cảm giác bi thương khi miêu tả hình ảnh nấm mồ chiến sĩ nơi biên cương lạnh lẽo hoang vu

+ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh: thể hiện lí tưởng anh hùng lãng mạn qua việc coi cái chết nhẹ nhàng,quyết tâm hiến sự sống của mình cho non sông đất nước

+ Ẩn dụ “đời xanh” chỉ tuổi trẻ nguyện dứt khoát tự nguyện ra đi vì tổ quốc,vì nhân dân

+ “Áo bào”: vẻ đẹp bi tráng của sự hi sinh,nhìn thấy cái chết của đồng đội giữa chiến trường trở thành sự hi sinh trang trọng,tráng liệt mà uy nghiêm của người anh hùng chiến trận,của các vị tướng xông pha nơi trận mạc thời xưa ~> Hình ảnh không có thực mà chỉ là cách gọi cahc nói tình cảm mến trọng của nhà thơ.Hiện thực khi người lính nằm xuống chỉ có manh chiếu mảnh vải dù nhưng tác gải đã gọi đó là tấm áo bào sang trọng.Nhà thơ đã khoác lên những người tử sĩ,những người đồng đội-con người hi sinh vì tổ quốc tấm áo bào với bao tình cảm không nói hết nên lời

+ “Anh về đất” cách nói giảm nói tránh nhằm vơi đi nỗi mát mát 

+ Sông Mã gầm lên: cường điệu ~> Sông Mã- biểu tượng của thiên nhiên Tây Bắc một lần nữa trở lại,sông Mã như tấu lên những khúc nhạc,tiễn đưa linh hồn người tử sĩ vào cõi vĩnh hằng .Không một dòng nước mắt,không một tiếng khóc than ,khúc nhạc ấy của thiên nhiên núi rừng giống như khúc ca ngợi ca cuộc đời chiến đấu và hi sinh anh dũng của người lính Tây Tiến nhưng cũng đau đớn đến tột cùng

~> Bằng những câu thơ mang âm hưởng bi tráng ,bi mà không lụy đoạn thơ khắc họa chân dung người lính từ ngoại hình đến nội tâm,đặc biệt là tính cách hào hoa lãng mạng,những con người làm nên vẻ đẹp hào khí một thời.có thể thấy hình ảnh người lính Tây Tiến được thể hiện một cách sinh động,như 1 bức tượng đài về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp

- Vẻ đẹp của tinh thần nỗ lực vượt lên trên khó khắn gian khổ

+ Lính Tây Tiến phần đông là xuất thân từ học sinh sinh viên Hà Nội nên hiện thực đời sống chiến đấu nơi “Rừng thiêng nước độc Tây Bắc” thực sự là thử thách lớn lao

+ Lính Tây Tiến đặc biệt là những con người gan góc dũng cảm luôn vượt lên những khó khăn góp sức mình cho cuộc kháng chiến chung của dân dộc

- Vẻ đẹp của tinh thần và tư thế hi sinh cao cả cao đẹp phi thường – sự hi sinh của những người lính vô danh

~> Trong vẻ đẹp hình tượng người lính còn có vẻ đẹp của chính tâm hồn Quang Dũng – một người lính Tây Tiến năm xưa dù đã chuyển sang đơn vị khác nhưng khung cảnh không gian thời gian vẫn không phai mờ đi trong chí nhớ Quang Dũng

~> Vẻ đẹp ân nghĩa ân tình đối với quá khứ không bao giờ lãng quên 

c. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề

- Đánh giá về thành công của tác giả Quang Dũng cũng như tác phẩm Tây Tiến trong giai đoạn văn học 1945-1954 và mai sau

Leave a Reply