Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh thành tích” - một “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay

DÀN Ý

1. Mở bài

- Đất nước ta đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn nhiều mặt tiêu cực.

- “Bệnh thành tích” là căn bệnh nguy hiểm cần phải được giải quyết triệt để.

2. Thân bài

- “Bệnh thành tích” là gì? Vì sao gọi đó là bệnh?

- Ảnh hưởng của “bệnh thành tích” đối với xã hội như thế nào?

- “Bệnh thành tích” có ở khấp mọi nơi (dẫn chứng).

- Hướng giải quyết vấn đề này ra sao?

- Nguyên nhân gây ra bệnh này và biểu hiện.

3. Kết bài

- Cần phải giải quyết ngay căn bệnh này để đất nước ngày càng tiến bộ.

- Suy nghĩ của bản thân.

BÀI LÀM

Sau khi đánh đuổi được hai kẻ thù xâm lăng vô cùng nguy hiểm là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, nhà nước và nhân dân ta đã không ngừng phấn đấu đế đưa đất nước đi lên. Thành tựu của những nỗ lực đó là nước ta đang trên đà phát triển, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Nhưng tồn tại song song cùng với sự phát triển đó luôn có mặt trái, mặt tiêu cực. Trong cái xã hội có nhiều mặt tốt mà cũng không ít mặt xấu này, nổi bật lên là “bệnh thành tích”.

“Bệnh thành tích” là do những thói xấu

“Bệnh thành tích” là gì? Tại sao lại gọi “thành tích” là “bệnh”? Thông thường ta chỉ gọi bệnh là do vi rút, vi khuẩn làm cho trạng thái cơ thể hoặc bộ phận cơ thế hoạt động không bình thường, vậy mà lại có thề gọi thành tích là bệnh. Thành tích, bản chất của nó là kết quả được đánh giá tốt, là cái mà người ta đặt ra làm mục tiêu đế vươn tới. Vậy, phải chăng con người là vi khuẩn, vi rút, là “con sâu” của xã hội? Vì chính con người dã biến thành tích ấy thành cái xấu, thành một vấn nạn cứ âm ỉ mãi, khó có thể loại bỏ một cách nhanh chóng.

“Bệnh thành tích” là do những thói xấu, những khuyết điểm tồn tại trong tư tưởng mỗi người, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước. Nước ta đề ra mục tiêu đến năm 2010 sẽ trở thành một đất nước công nghiệp hiện đại. Nhưng “bệnh thành tích” làm con người ta cứ luôn ảo tưởng chắc như vậy đã tốt, đã cao rồi. Chính vì thế mà họ luôn ỷ lại, luôn bám vào cái “thành tích ảo” ấy mà không hề biết năng lực bản thân mình đến đâu. Nhìn bề ngoài thì mọi thứ điều tốt đẹp nhưng thực chất bên trong đều rỗng tuếch. Những năm gần đây, trên các thông tin đại chúng thường đưa tin chính phủ phát lệnh đến các địa phương, xây dựng một số công trình giúp dân thoát khỏi khó khăn như xây cầu, xây chung cư, nhưng cuối cùng ra sao?... Những công trình ấy cứ năm này qua năm khác mà vẫn chưa hoàn thành lẫn chất lượng và số lượng đúng như bản thiết kế, không chỉ làm cho dân khổ sở mà còn tôn kém tiền của của nhà nước. Dường như tất cả chỉ nằm trong giấy tờ. Và đó chỉ là thành tích mà thôi. Những “bệnh thành tích” ấy trên ban lãnh đạo nhà nước cũng đang tìm cách giải quyết, nhưng chẳng biết đến bao giờ căn bệnh ấy sẽ bị xoá xổ hoàn toàn bởi căn bệnh ấy đang từng ngày từng giờ vẫn đang tiếp tục phát triển và lây lan, len lỏi ở khắp nơi.

“Bệnh thành tích” còn lây lan một cách trầm trọng sang giáo dục. Trong chương trình “Bạn hãy nói với tôi” của Đài tiếng nói Việt Nam có buổi phát thanh về trường TIIPT Đức Trọng, Lâm Đồng, vì muốn chạy theo thành tích trường chuẩn Quô'c gia nên đã giảm số lớp từ sáu mươi sáu xuống còn ba mươi sáu, khiến một nghìn học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở không được tiếp tục học. Như thế có được coi là trường chuẩn Quốc gia được hay không? Chỉ vì cái danh ấy mà biết bao nhiêu học sinh phải nghĩ học.

bênh thành tích

Rồi trong tháng 10/2007 trên chương trình thời sự có đưa tin ở một số trường THCS, học sinh lớp bảy không biết đọc, biết viết. Đọc, viết là những điều cơ bản của việc học tập cả năm năm cấp một, vậy mà không biết thì làm sao các học sinh đó có thể lên lớp, có thế tốt nghiệp cấp hai được. Tất cả cũng chỉ vì căn bệnh thành tích mà ra. Giáo viên lo cho đạt chỉ tiêu tốt nghiệp một trăm phần trăm, phụ huynh học sinh lo chạy chọt, xin điếm để lên lớp. Cứ như thế làm sao giáo dục có thực chất được. Ngay cả khi nhà nước đã ban hành chính sách “ba không” một cách quyết liệt, tình trạng ấy vẫn cứ diễn ra, và ngày càng “nặng” hơn. Hiện nay vẫn còn hiện tượng thầy cô dạy thêm rồi “mắm” đề cho học sinh kiểm tra. Vì thế mà những bạn mặc dù học rất yê'u nhưng cứ đi học thêm là điểm cao. Chính sự dễ dãi quá mức ấy đã làm cho nhiều học sinh ngày càng ù lì, ỷ lại hơn. Chính vì điều kiện “tốt đẹp” mà thầy cô đã tạo ra ấy dã đem đến cho nhiều học sinh những “thành tích ảo”. Những “thành tích ảo” ấy đã làm nhiều học sinh chọn nhầm ban, ngồi nhầm lớp. Trước tình hình đó, chúng ta phải làm gì? Làm cách nào đế giải quyết căn bệnh này? Đó là một câu hỏi luôn nhức nhối. Chúng ta không thế xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, một nền giáo dục vững mạnh, sánh ngang tầm quốc tế với căn bệnh “bệnh thành tích” luôn tồn tại như thế này được

Để đẩy lùi nó, mỗi người trong chúng ta cần phải tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân, tự mình đẩy lùi tư tưởng muốn có “thành tích” trong khi bản thân không có thực chất. Nhà nước cần ban hành nhiều chính sách chống “bệnh thành tích” kĩ lưỡng hơn và phải theo dõi gắt gao việc thực hiện đế căn bệnh ấy không còn là mối lo ngại của đất nước, có như vậy nước nhà mới có cơ hội sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Leave a Reply