Màu sắc Nam Bộ trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

* Nói đến màu sắc Nam Bộ của tác phẩm là nói đến những yếu tố nội dung và hình thức đặc sắc mà qua đó người đọc có thể nhận ra ngay hình ảnh mảnh đất và con người Nam Bộ. Tác phẩm của Nguyễn Thi thể hiện rõ màu sắc Nam Bộ từ không gian nghệ thuật, con người, tính cách nhân vật đến ngôn ngữ mang đậm màu sắc địa phương.

Màu sắc Nam Bộ trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

* Phân tích những biểu hiện cụ thể của màu sắc Nam Bộ trong tác phẩm:

- Không gian nghệ thuật: là hình ảnh miền quê Nam Bộ với những kênh rạch, vàm sông, ruộng đồng, nếp nhà, con xuồng, rặn bần, mảnh vườn hoang, mùi hoa cam... trong kí ức và nỗi nhớ của Việt; là mảnh đất chiến trường nơi Việt và đồng đội đã có những trận đánh ác liệt, nơi anh nằm lại một mình chờ đợi tiếng súng của đồng đội...

- Các nhân vật trong truyện đều là những con người Nam Bộ yêu quê hương đất nước, gắn bó với thiên nhiên, với kênh rạch ruộng đồng của mảnh đất phía nam Tổ quốc. Họ có tính cách thẳng thắn, bộc trực, quyết liệt trong căm thù và chiến đấu song cũng rất tình cảm:

+ Người má của Việt và Chiến: một người phụ nữ nông dân Nam Bộ dành trọn cả đời cho chồng con, cho cách mạng với vẻ đẹp khỏe khoắn, tháo vát, đảm đang, giàu đức hi sinh, mạnh mẽ trong gian khổ, mất mát...

+ Chú Năm: không trực tiếp cầm súng giết giặc nhưng nhiệt tình cách mạng không hề giảm, luôn chăm lo cho sự trưởng thành của con cháu (các chi tiết gắn với nhân vật: giọng hò như một hình thức để bày tỏ tâm huyết, giải bày tâm sự; giữ gìn cuốn sổ gia đình để trao lại cho con cháu; triết lí về sông nước...)

+ Nhân vật Chiến và Việt - những người con nối tiếp truyền thống gia đình: sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, có tinh thần yêu quê hương đất nước va căm thù giặc sâu sắc, khắc sâu trong tâm khảm mối thù với những kẻ đã giết hại ba má, mối thù làm cho hai chị em trưởng thành già dặn nhanh hơn, luôn có chí quyết tâm noi gương các thế hệ đi trước, có ý thức giữ gìn truyền thống gia đình....

Bên cạnh những nét giống nhau mỗi nhân vật có những nét cá tính riêng biệt (Chị Chiến: giống má, chất phác, tảo tần, đảm đang, tháo vát, mạnh mẽ, kiên trì, cẩn thận, nhường nhịn, giàu đức hi sinh, lặng lẽ làm việc, âm thầm suy nghĩ, đánh giặc thì gan góc nhưng trở về với cuộc sống thường ngày thì rất giàu tình cảm và lòng yêu thương. Còn Việt thì còn trẻ con, vô tư, nôn nóng, xốc nổi...)

- Cách lời, lời kể, ngôn ngữ mang đậm màu sắc địa phương Nam Bộ, giàu tính tạo hình, tính truyền cảm và tính cá thể hóa. Lời văn đem lại cảm giác chân thực và thấm thía, có tác dụng làm nổi bật tâm lí, tính cách con người của những vùng đất Nam Bộ, gợi dậy không khí của một vùng, một thời...

Leave a Reply