Nghệ thuật miêu tả và dựng truyện trong Vợ chồng A Phủ

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Trong Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã thể hiện một trình độ điêu luyện về nghệ thuật miêu tả và dựng truyện. Có thể nhận diện được thành công này qua một số khía cạnh sau:

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: hình ảnh thiên nhiên miền núi Tây Bắc rất đặc trưng, sống động, có hồn, vừa gợi mở một không gian quen thuộc, vừa vẽ ra dòng chảy diệu kì của thời gian (cảnh nương ngô, nương lúa đã gặt, những đám lửa do trẻ con đốt lều canh nương, gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ, những đêm đông và những đêm tình mùa xuân, ...).

Nghệ thuật miêu tả và dựng truyện trong Vợ chồng A Phủ

- Nghệ thuật miêu tả sinh hoạt gắn chặt với phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây Bắc: các phong tục của người Mông như cướp vợ, đánh pao, đánh quay, thổi sáo, cúng ma... đều được miêu tả chân thật, góp phần giải thích tính cách, tâm hồn con người và gián tiếp tố cáo bọn thống trị lợi dụng phong tục để ức hiếp người dân lương thiện.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí, hành động của nhân vật rất thuyết phục. Diễn biến nội tâm của Mị khi hé mở qua hành động (quỳ lạy bố, hành động uống rượu đêm mùa xuân, hành động cắt dây trói cứu A Phủ), khi được miêu tả như một dòng chảy đầy cảm xúc, suy tư đều hợp lô gích và có tác dụng làm nổi bật chủ đề tác phẩm.

- Cốt truyện và tình huống truyện được tổ chức mạch lạc mà vẫn bảo đảm sự bất ngờ, kịch tính trong mạch truyện. Những bước ngoặt hành động của nhân vật đều hợp lí mà vẫn khó đoán trước. Do đó truyện duy trì được sức hấp dẫn.

Leave a Reply