Nghị luận văn học: Anh (chị) hãy lập dàn ý cho bài: Phân tích khổ 2 và 3 của bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"

Ý chính trong bài:

Khổ 2:

- Gió, mây: (ngắt nhịp 4/3) câu thơ như bẻ làm đôi, ném gió mây về hai phía. Gió và mây vốn có mối quan hệ khăng khít "gió thổi mây bay" nhưng trong cái nhìn của thi sĩ, gió mây đang chia lìa,tan tác không gắn kết với nhau

- Dòng nước buồn thiu: (Nhân hóa) nỗi buồn trong tận đáy lòng thi nhân,nỗi buồn ấy lan tỏa,thấm vào cảnh dệt vào tình

- Bút pháp lấy động tả tĩnh : Trạng thái lay của hoa bắp không làm cho cảnh vật vui vẻ sinh động hơn,không đủ làm sống dậy những tươi vui của cảnh vật

~>Nỗi buồn của thi nhân giăng mắc khắp cảnh vật

Bút pháp lấy động tả tĩnh

- Hình ảnh dòng sông,con thuyền chan chứa ánh trăng ~> Không gian lãng mạn,thơ mộng huyền ảo

+ Trăng: biểu tượng quen thuộc của Hàn Mặc Tử -> là tri âm tri kỉ

+ Con thuyền trở trăng: nơi Hàn Mặc Tử gửi gắm khát vọng,mong muốn cháy bỏng

+ Kịp về tối nay: Khẩn trương, gấp gáp

~> Muốn nhanh chóng được trở về,hòa nhập trước khi lìa bỏ cõi đời

~>Một tâm thế sống được lên ngôi: Trân trọng từng giây,từng phút của cuộc đời

=> Chốt ý:

+ Cảnh vật đều nhuốm màu tâm trạng: Sự chia lìa

+ Nỗi buồn trở thành sự khắc khoải chờ mong

Khổ 3:

- Mơ:

+ Sự mộng tưởng không có thực

+ Mơ khách đường xa ( 2 lần) mong muốn ,hi vọng có người đến thăm

~>Không thành hiện thực : tuyệt vọng

- Áo em trắng quá nhìn không ra: Hình ảnh cô gái hiện lên không rõ ràng,càng cố gắng nắm bắt thì càng không thể

~> Nỗi buồn dâng lên đến đỉnh điểm

- Ở đây: nơi Hàn Mặc Tử đang sống cô độc,nỗi đau bệnh tật và tuyệt vọng đối lập với ngoài kia ( thôn Vĩ) với cuộc sống tươi đẹp

- Ai biết tình ai có đậm đà?

+ Đại từ phiếm chỉ "ai" (4 lần) không xác định rõ ràng

+ Câu hỏi khép lại bài thơ: Bộc lộ nỗi băn khoăn của thi sĩ,không biết tình cảm mọi người dành cho Hàn Mặc Tử còn đậm đà còn sâu sắc?

Leave a Reply