Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin - côn (1809 - 1865) viết: "xin... khi thi." Từ ý kiến trên, anh / chị hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống

Đề bài

Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin - côn (1809 - 1865) viết: "xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi." (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135).

Từ ý kiến trên, anh / chị hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.

(Trích đề thi dại học khôi C môn Văn năm 2009)

ĐÁP ÁN

1. Giải thích ý kiến

- Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin-côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.

- Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người.

2. Bàn luận về trung thực trong khi thi và trong cuộc sống

Trong khi thi

+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất.

+ Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả.

Trong cuộc sống

+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý.

+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội.

đức tính trung thực

3. Bài học nhận thức và hành động

- Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.

Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này chính là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phố biến trong xã hội.

BÀI LÀM

Nếu như đậu và rớt trong thi cử là một ranh giới về điểm số, một đường biên ngăn cách giữa hạnh phúc và khổ đau, vinh quang hay tủi nhục thì ranh giới giữa trung thực và giả dối lại là những thước đo rất chuẩn xác của nhân cách con người. Trượt trong thi cử cùng như thất bại trong cuộc sống chưa hẳn đã là không tốt, rớt vì trung thực còn đáng quý hơn gấp bội lần so với đỗ nhờ gian dối. Chính vì vậy, việc giáo dục đức tính trung thực là hết sức quan trọng nên trong bức thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn đã viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”. Câu nói ấy không chỉ hướng con ông mà còn là tất cả mọi người đến một bài học về nhân cách - bài học về tính trung thực trong khi thi cử cũng như trong cuộc sống.

Lời của Lin-côn trước hết là mong thầy giáo dạy cho con mình biết chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối. Và sâu sắc hơn là một khẳng định về đức tính trung thực cần được gieo mầm trong mỗi con người. Trong bản chất, trung thực là sự kết hợp giữa sự hết lòng của “trung” và tính chân thật cúa “thực”. Vì thế, trung thực có thế hiếu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật và không làm sai lệch sự thật. Trung thực trong khi thi là phải làm bài bằng chính thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Ngược lại, gian lận là làm mọi cách đế đỗ đạt cho bằng được mà không cần chút thực chất nào. Tính trung thực được thế hiện cụ thề hơn trong việc không quay cóp, chép bài của bạn, không tình mang theo hoặc sử dụng tài liệu trong khi thi và kiểm tra. Một người trung thực cần biết rõ sự trung thực trong khi thi cho dù bị điểm kém hay thậm chí là rớt thì vẫn vinh dự hơn sự đỗ đạt nhờ gian lận. Và đối với tư cách một thí sinh thì tính trung thực trong khi thi là hết sức quan trọng. Nói rộng ra, trong cuộc sống, người trung thực là người có cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mắc khuyết điểm hoặc không nói sai sự thật, không tham lam, gian dối.

tính trung thực

Một người trung thực thì luôn chân thành, ngay thẳng trong cách đốì nhân xử thế, biết nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống và luôn tôn trọng chân lí, lẽ phải. Trong cuộc sống, trung thực là sự coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ hay công việc nào. Trung thực là cốt lõi và xoay quanh nó là nhiều đức tính có tính chất hỗ tương lần nhau mà quan trọng nhất là thái độ thẳng thắn, tinh thần và hành động dũng cảm. Không có những đức tính ấy thì dẫu có trung thực vần khó có thể thể hiện ra ngoài và chỉ như của quý bị giấu kín.

Sự trung thực trong học tập, thi cử giúp học sinh có được những vốn tri thức thực chất từ chính sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Nó giúp cho mỗi học sinh cũng như thầy cô giáo có cái nhìn chuẩn xác nhất để đánh giá đúng năng lực của học sinh. Bên cạnh đó, rèn luyện được tính trung thực sẽ giúp ta thành đạt rất nhiều, nó đảm bảo cho ta có đủ một hành trang vững chắc bước vào đời và đi đến những thành công trong cuộc sống. Có thế nói, trung thực là một trong những con đường hướng ta dần đi đến hoàn thiện nhân cách đề tự gây dựng được cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng thầy cô, bạn bè và mọi người trong xã hội. Đốì với mỗi người, trung thực giúp dễ dàng nhận ra sai lầm, khuyết điếm của bản thân để có thế sửa chữa và tự hoàn thiện mình trở thành một công dân tốt, một người có ích cho xã hội. Có vậy thì sẽ được yêu mến, tin tưởng và kính trọng. Trong xã hội hiện nay, trung thực chính là đạo đức, là định hướng quan trọng của công việc kinh doanh. Với sự trung thực, mỗi một doanh nghiệp sẽ có ý thức đúng đắn để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, bán đúng giá, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Trung thực trong kinh doanh sẽ đem lại uy tín và niềm tin của khách hàng, việc kinh doanh đạt được hiệu quả cao, góp phần tăng cường các mối quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh cũng như xây dựng được hình ảnh và thương hiệu lâu bền trong lòng khách hàng. Vì vậy có thế khẳng định, trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý.

Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình

Bên cạnh đó vẫn có một bộ phận học sinh hay một số người thiếu tính trung thực trong thi cử và cuộc sống. Thiếu tính trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. mỗi người, thiếu trung thực là tự loại bỏ đi của mình một phần nhân cách vô cùng cần thiết, và nó cũng đồng nghĩa với việc đánh mất niềm tin, sự tôn trọng của mọi người đôi với mình. Một dẫn chứng tiêu biểu là mới đây, vụ án của công ti Vedan Việt Nam gây chấn động, xôn xao dư luận trong xã hội. Công ti sản xuất mì chính này đã vì lợi ích kinh doanh, chạy theo lợi nhuận mà đã bỏ qua các khâu xử lí nước thải. Và đặc biệt nghiêm trọng là công ti còn lén đặt một đường ông ngầm dế xả nước thải trực tiếp ra “đầu độc” sống Thị Vải. Một hành động trục lợi, một hành vi thiếu tính trung thực đã đem lại hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khóe và đời sòng của người dân tỉnh Đồng Nai và công ti bị mất đi uy tín ở người tiêu dùng. Nó đánh lên hồi chuông cảnh tỉnh không chỉ với đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn là sự nhắc nhở cho đức tính trung thực của con người trong toàn xã hội. Nếu như cứ đế cho căn bệnh “lão hóa tính trung thực” phổ biến lây lan trong cuộc sống thì đó sẽ là nguyên nhân, mầm mông của các tiêu cực xã hội làm cho xã hội xuô'ng cấp ; gây băng hoại đạo đức, làm mất lòng tin lẫn nhau, xói mòn đời sống tốt đẹp mà mọi người chung tay xây đắp cũng như phá bỏ những nót đẹp truyền thống của dân tộc. Có thể thấy, thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội.

Qua dây ta đã thấy được vị trí quan trọng và sự cần thiết của đức tính trung thực trong khi thi cũng như trong cuộc sống. Từ đó đặt ra cho mỗi chúng ta những nhận thức dứng đắn và hành động thiết thực. Trước hết là sự ý thức của mỗi cá nhân, bởi vì theo văn hào sếch-xpia: “phải thành thật với mình, có thế’ mới không dốì trá với người khác”. Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình, ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực. Đồng thời phải không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này chính là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phố biến trong xã hội

Leave a Reply