Văn nghị luận - Viết đoạn văn 200 từ về sự lười biếng của giới trẻ trong xã hội hiện nay

DÀN Ý

A, MỞ BÀI.

– Giới thiệu khái quát vấn đề lười biếng trong xã hội hiện nay như thế nào

– Căn bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi nào, có nguy hại gi?

B, THÂN BÀI.

1. Giải thích.

– “Lười biếng”: Là ngại khó, ngại khổ, thích ăn không, ngồi rồi, không muốn làm việc kể cả đó là bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ, nhiệm vụ… đây gần như là 1 “căn bệnh“.

Sự lười biếng của giới trẻ trong xã hội hiện nay

– Lười biếng là có thể được coi là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng. Lười biếng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Chính vì thế mà đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc và trong quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân.

2. Bình luận.

a. Nguyên nhân của sự lười biếng.

* Ở phần này, tùy ý người làm bài có thể cho thêm các nguyên nhân khác.

– Do xã hội phát triển, vật chất kĩ thuật nâng cao, con người ngày càng ít phải “động tay động chân”.

– Do bản tính thích làm việc mình thích hơn làm việc mình phải làm (đặc biệt với lứa tuổi học trò).

– Do phụ thuộc vào những thứ có sẵn.

b. Biểu hiện của sự lười biếng.

Ngại khó, ngại khổ trước mỗi công việc cụ thể, có mơ ước nhưng không có hành động thực tiễn để hướng tới ước mơ của mình.

– Lười biếng trong công việc.

+ Công việc nhà.

+ Công việc công ty/tổ chức/…

– Lười biếng trong học tập.

+ Không chịu tự học.

+ Đến lớp quay bài, copy, lật “phao”, sử dụng tài liệu… khi làm bài kiểm tra.

c. Tác hại của sự lười biếng.

Tác hại của sự lười biếng

Gây ra vô vàn khó khăn trong đời sống.

– Không mang đến sự thành công trong công việc/cuộc sống. Từ đó sinh ra chán nản.

– Mắc các tính xấu khác bởi “nhàn cư vi bất thiện”.

– Gây ra các tệ nạn xã hội bởi tính ưa tiêu khiển, giết thời giờ.

– Nếu cả xã hội đều lười biếng, thì đất nước không thể phát triển.

d. Bình luận phản đề:

– Nếu chúng ta chăm chỉ, chúng ta sẽ có được rất nhiều lợi ích.

– Tập cho mình thói quen tốt trong công việc/đời sống.

– Chăm chỉ mang lại cuộc sống sung túc, bởi “làm việc là con đường dẫn đến thành công

– Không gây ra tệ nạn xã hội, tránh được các tật xấu do lười biếng mang lại.

– Nếu cả xã hội đều chăm chỉ, thì đất nước sẽ thịnh vượng, phát triển không ngừng.

e. Bài học, nhận thức và hành động cho bản thân.

Lười biếng có thể cũng chính là bản chất nhưng trong sổ một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà đó là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì chắn chắn bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng ngay, không có quyết tâm đề thực hiện công việc đến cùng. Gắn với căn bệnh lười biếng chính là sự thiếu kiên trì, thiếu kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.

– Bài học: lười biếng không mang lại lợi ích cho chúng ta.

– Nhận thức: không nên lười biếng.

– Hành động của bản thân để tránh sự lười biếng:

+ Tích cực rèn luyện các thói quen tốt.

+ Lập thời gian biểu và cố gắng thực hiện tốt.

+ Quyết tâm chăm chỉ.

C. KẾT BÀI.

– Khẳng định vấn đề lười biếng là một trong những căn bệnh nan y phải được chữa kịp thời. Đừng đề sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn.

– Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày, ước mơ sẽ nhanh chóng đến với bạn.

Leave a Reply