Thiên nhiên trong nhiều bài thơ mới (1932 - 1945) đẹp và gợi cảm. Em hãy chứng minh điều đó qua những bài thơ Tràng giang của Huy Cận, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Thơ ca lãng mạn với các tác giả trên thể hiện lòng yêu nước thầm kín.

Lòng yêu nước dó được thể hiện trong tình yêu thiên nhiên, yên non sông đất nước, yêu ngôn ngữ tiếng Việt. Tiếng nói trong “Thơ mới” là tiếng mẹ đẻ yêu thương, phong cảnh trong “Thơ mới” chính là đất nước Việt Nam mĩ lệ với những vẻ đẹp riêng của từng vùng quê hương. Đây là cảnh thôn Vĩ Dạ nằm ngay bên bờ sông Hương với những cây trái xanh tươi bốn mùa, những ngôi nhà duyên dáng, vườn tược, sông nước, mây trời:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền?

(Đây thôn Vĩ Dạ)

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Xuân Diệu từ miền Trung ra Hà Nội, cảm nhận ngay mùa thu xứ Bắc với rặng liễu đìu hiu, gió thu hiu hắt, sương thu bảng lảng và bầu trời mùa thu - không gian mùa thu - vàng sáng, thanh nhẹ:

- Đây mùa thu tới - mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng...”

- Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ

Non xa khởi sự nhạt sương mờ...

Đã nghe rét mướt luồn trong gió...

Đã vắng người sang những chuyến đò...

(Đây mùa thu tới)

Tràng giang bắt nguồn từ cảm xúc trước cảnh sông nước Hồng Hà mênh mông. Trước Cách mạng, Huy Cận thường có thú vui vào chiều chủ nhật hàng tuần đi lên vùng Chèm, Vẽ để ngoạn cảnh Hồ Tây và sông Hồng. Phong cảnh sông nước gợi lên nhũng cảm xúc không chỉ về sông Hồng mà cả những dòng sông khác của quê hương.

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song...

“Tình yêu quê hương trong bài “Tràng giang gợi lên và mở ra một tình yêu lớn lao hơn mỗi miền quê, mỗi cảnh vật. Tình yêu đó mang nôi buồn sông núi, nỗi buồn về đất nước” (Huy Cận):

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn củng nhớ nhà

Trong câu thơ lãng mạn của Xuân Diệu có một niềm say mê ngoại giới, một khát khao giao cảm với đời, một lòng ham sống mãnh liệt “Sống toàn tim, toàn trí, toàn hồn! - sống toàn thân và thức nhọn giác quan”:

Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn

Làm dây da quấn quýt cả mình xuân;

Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần

Chân hóa rễ để hút màu dưới đất

(Thanh niên)

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Ngoại giới trong thơ Xuân Diệu đầy thanh sắc, đó là một thiên nhiên được cảm nhận từ nhiều góc độ, bằng nhiều giác quan tinh tế:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muổu say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã dầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

(Vội vàng)

Lòng yêu cuộc sống trong thơ lãng mạn thường bị bế tắc nên hóa ra một nỗi đau đời.

“Thơ mới” lãng mạn mang đến một cái tôi cá thể hóa trong cảm xúc ngoại giới. Phong trào “Thơ mới” đã nói lên được “một nhu cầu lớn về tự do và về phát huy bản ngã” (Tố Hữu). Trước kia trong văn học chỉ có cái Ta của cộng đồng, bây giờ cái Tồi cá nhân mới bước đầu được giải phóng. “Ngày thứ nhất - ai biết đích ngày nào - chữ Tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam nó thực bỡ ngỡ. Nó như lạc loài nơi đất khách. Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân” (Hoài Thanh - Thi nhân Việt Nam). Thơ lãng mạn của Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử khẳng định cái Tôi như một bản lĩnh tích cực trong cuộc sống, như một chủ thể sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật. Lần đầu tiên có một cái Tôi cá thể hóa trong cách cảm thụ thế giới và thiên nhiên. Con cò của Vương Bột bay lặng lẽ trong ráng chiều, nó tan vào cái vĩnh cửu, còn con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, nó mang cái xôn xao khó hiểu của riêng Xuân Diệu:

Mây biếc về đâu, bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân vân

(ĩhơ duyên)

“Thơ mới’’ ít chấp nhận lối cảm thụ chung chung, tan biến vào cái ước lệ, vĩnh hằng. Các nhà thơ thường mang cái Tôi cá thể hóa, cái chủ quan phủ lên cảnh vật.

Một mùa xuân rạo rực, say mê theo cách nhìn trẻ trung, yêu đời của Xuân Diệu:

Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao

y vàng rung nắng, lá xôn xao

(Nụ cười xuân)

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

Và một mùa thu buồn với những hàng lệ liễu lá rủ xuống như những người thiếu phụ đứng chịu tang:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

(Đây mùa thu tới)

Sự giải phóng cái Tôi của chủ thể sáng tạo đã làm nở rộ một thời kì văn học với những bông hoa giàu hương sắc. Lần đầu tiên trong có 13 năm trời, xuất hiện nhiều phong cách nghệ thuật độc đáo trong thơ? “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lan mọt hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên... và thiết tha rạo rực, băn khoăn nhu Xuân Diệu” (Hoài Thanh - Thi nhân Việt Nam).

Thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử là một sự tổng hợp giữa những tinh hoa của thơ ca truyền thống với những ảnh hưởng cua thơ Đường, thơ lãng mạn và tượng trưng Pháp thế kỉ XIX Chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam xuất hiện sau chủ nghĩa lãng mạn Pháp một thế kỉ nên nó mang những ảnh hưởng của nhiều trường phái khác nhau của phương Tây như lãng mạn, Thi sơn (Pamasse), tượng trưng. Từ 1936 về sau các nhà “Thơ mới” như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng của các nhà thơ tượng trưng nhiều hơn là các nhà thơ lãng mạn Pháp. Thơ tượng trưng Pháp bên cạnh những mặt hạn chế, đã giúp cho các nhà “Thơ mới” cảm thụ thế giới một cách tinh tế hơn, nhất là lối diễn tả bằng cảm giác (“Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi”), nâng cao tính nhạc của thơ, xây dựng những biểu tượng trong đó có sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh (Huyền diệu). Tất nhiên, “Thơ mới” không chỉ có ảnh hưởng của thơ Pháp mà còn chịu ảnh hưởng khá sâu sắc thơ Đường. Tràng giang của Huy Cận có phảng phất nhạc điệu và tứ thơ của Đỗ Phủ (Đăng cao) và trong tứ thơ đã có một nét mới so với Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu. Điều lí thú là có khi ảnh hưởng thơ Đường, thơ Pháp nằm ngay trong một khổ thơ của Xuân Diệu:

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

Những luồng run rẩy rung rinh lá...

Ba câu này có lí nhiều hơi hướng của thơ Pháp. Nhưng đến câu thứ tư: Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh thì ta lại thấy đó là một kiểu chấm phá trong một bức tranh thủy mặc của Trung Quốc.

“Thơ mới” đã tổng hợp những ảnh hưởng của thơ ca phương Đông, phương Tây với những truyền thống của thơ ca dân tộc để xây dựng một nền thơ ca Việt Nam hiện đại.

Leave a Reply