Nhà phê bình Nga Bêlinxki viết: "Tác phẩm... câu hỏi đó." Bằng sự hiểu biết về văn học, anh / chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên

Đề bài:

Nhà phê bình Nga Bêlinxki viết: "Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó." Bằng sự hiểu biết về văn học, anh / chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên

Bài làm

Trong đại dương nghệ thuật mênh mông, có những viên ngọc ngàn đời bất tử nhưng cũng có những chiếc thuyền nghệ thuật vừa đắm khi vừa mới ra khơi. Phải chăng vì “Tác phầm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”. ( Bêlinxki)

Có phải đó là yêu cầu có tính chất sống còn đối với tác phẩm nghệ thuật nói chung, văn chương nói riêng? Bởi nếu tác phẩm nghệ thuật “ miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả” thì có khác chăng một bức ảnh, bản phôtô nguyên xi, máy móc, vô hồn về cuộc sống. Và liệu rằng các tác phẩm đó có cung cấp cho người đọc những hiểu biết chính xác, phong phú hơn các ngành khoa học khác? Nhưng không thể bác bỏ chức năng “ miêu tả cuộc sống” của tác phẩm nghệ thuật- ở đây hiểu là văn học. Có thể nói cuộc đời là mạch sữa ngọt ngào nuôi lớn văn học, là nguồn nhựa sống dạt dào không bao giờ vơi cạn. Và có nhà văn, nhà thơ nào có thể sống ở ngoài thế giới hiện thực, bay vào 1 thế giới khác? Vậy nên tác phẩm nghệ thuật phải “ trước hết là cuộc đời”, bởi cuộc đời chính là nơi khơi nguồn, bắt nước và cũng là nơi hướng tới của nghệ thuật chân chính.

Có phải đó là yêu cầu có tính chất sống còn đối với tác phẩm nghệ thuật nói chung

Vậy điều gì khiến tác phấm nghệ thuật “ nằm ngoài quy luật của sự băng hoại”, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết? Phải chăng theo ý kiến của nhà phê bình người Nga Bêlinxki trên đây, đó là tư tưởng, tình cảm, là cái tâm của người cẩm bút? 1 bức tranh dù có đẹp đến mấy, 1 bản nhạc dù có hay đến mấy rồi cũng sẽ dần bị lãng quên. Nhưng có những tác phấm qua bao biến cố thăng trầm vẫn vẹn nguyên như thuở nào, vẫn làm bao trái tim người đọc xúc động. Bởi tác phấm đó “ là tiếng thét khổ đau” hoặc “ lời ca tụng hân hoan”. Văn học là làm theo quy luật của tình cảm, là tiếng trống thôi thúc của trái tim. Làm sao nhà văn có thể viết được khi trái tim anh không hề rung động? Phải có sự xúc động của nhà văn trc cuộc đời thì văn học mới là văn học, mới không đơn thuần là hành động chép sử. Tâm hồn nhà văn chính là cửa ngõ để từ đó hiện thực cuộc sống bước vào trang giấy. Bằng trải nghiệm lòng mình, bằng sự nhập thân giữa nhà văn với cuộc đời đã kết tinh thành nghệ thuật. “ Đừng cậy thời đại anh hùng nếu tâm hồn anh quá bé” - ấy là lời nhắn nhủ chân thành, sâu sắc của Chế Lan Viên để lại cho chúng ta. “ Thơ muốn người ta khóc, đầu tiên mình phải khóc, muốn làm cho người ta cười, trước hết mình phải cười” Có ai biết Nguyễn Du đã bao lần nhỏ lệ trc số phận bất hạnh của nàng Kiểu? 15 năm lưu lạc, mỗi lần Kiều bị đánh đập, hành hạ ta như thấy nước mắt ND trên trang giấy. “ Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiểu”. Phải chăng đau đớn quá mà đại thi hào đã thốt lên những lời huyết lệ:

“ Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

2 câu thơ đó hôm nay và mãi mai sau vẫn còn vang vọng, vẫn làm lay động muôn triệu trái tim, tâm hồn đồng điệu. Vì đâu? Vì đó là “ tiếng thét khổ đau”? Vâng, đó là sự trào dâng mãnh liệt của cảm xúc, là tiếng thét kêu cứu, “ tiếng thét khổ đau” cho cuộc đời đầy đau đớn của nàng Kiều. Nguyễn Du khóc, Thúy Kiều đã cạn khô nước mắt và chúng ta - biết bao thế hệ độc giả cũng phải rơi lệ. Thương cảm, xót xa biết bao cho kiếp người “ tài hoa bạc mệnh” . “ Truyện Kiều” xứng đáng là 1 kiệt tác! Cùng với Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương cũng viết về người phụ nữ, nhưng với tâm trạng của người trong cuộc. Viết về cuộc đời mình còn gì tuyệt vời hơn! Còn gì chân thật hơn những nỗi niềm suy tư của chính bản thân mình. Đọc thơ Xuân Hương người đọc như thấy máu và nước mắt quyện khô trên trang giấy. Dường như trái tim người phụ nữ bé nhỏ ấy đã vỡ tan khi mơ ước không thành. Lam sao không đau khi cả cuộc đời nữ sĩ chỉ khao khát được hưởng hương vị của tình yêu, của hạnh phúc để rồi được gì ngoài “ kiếp lấy chồng chung”, ngoài thứ tình cảm chia 5 sẻ 7 “ mảnh tình san sẻ tí con con”. Đau thật! Như có hàng vạn con dao đâm và trái tim. Nhưng xã hội không yếu đuối như các nhi nữ bình thường khác, nữ sĩ rất mạnh mẽ, rất kiên cường. Hxã hội muốn vượt thoát tất cả, muốn “ chém cha cái kiếp lấy chồng chung” để rồi đây không còn chịu cảnh “ kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”. Trớ trêu thay trong cái xã hội phong kiến bất công phi nhân tính ấy, những người như xã hội làm sao có lối thoát. Cố thoát ra nhưng đành bất lực để giờ đây tiếng thơ người còn vang vọng mãi muôn nơi. Phải chăng Xuân Hương đã gửi hồn mình vào trong đó?

Cuộc đời bao la vô cùng, có biết bao “tiếng thét khổ đau” khác, có thể quanh ta hay nơi nào đó, cũng có thể là của chính bản thân ta. Các tác phấm nghệ thuật đã phơi bày 1 vài mảng nhỏ trong đó, dù ở mảng thì thì cũng có thể gieo vào lòng người đọc hạt giống cảm thông, yêu thương, chia sẻ. Nếu như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương cày xới trên mảnh đất viết về người phụ nữ thì Nam Cao lại đào sâu về người nông dân trc cách mạng tháng 8. Ấy là Chí Phèo, 1 nạn nhân đau khổ của cái xã hội cạn khô tình người với những ác quỷ mặt người. Khi vừa mới lọt lòng Chí đã không được hưởng tình thương của mẹ cha. Lớn lên trong vòng tay yêu thương, đùm bọc nào của anh thả ống lương, bà cụ lòa, bác phó cối. Những năm tháng ấm áp đó chỉ lướt qua như cơn gió trong những câu chữ ngắn gọn của Nam Cao. Nặng nề, ảm đạm theo từng dòng chữ là các năm tháng tù tội, những lần rạch mặt ăn vạ, những cơn say triền miên không dứt của Chí. Nam Cao chỉ biết bất lực nhìn Chí rơi xuống vực thẳm. Ông muốn cứu Chí lắm chứ nhưng không thể. Trong xã hội đó làm sao có đất sống cho con người nếu không trở thành “ quỷ”. Có người nhận xét rằng ngòi bút Nam Cao có vẻ lạnh lùng, dửng dưng, miệt thị với số phận Chí Phèo. Ôi! Có ai thấy được trái tim ấm nóng tình người của nhà văn? Nam Cao yêu thương Chí Phèo lắm chứ, bởi chỉ có ông thấy được phần người trong “ con quỷ của làng Vũ Đại” . Phải thật yêu thương con người mới có thể thấy được điều đó. Cho Chí Phèo gặp Thị Nở, đó là 1 ân huệ lớn đối với 1 con quỷ. Cuộc đời Chí đã chấm dứt từ lâu giờ lại có 1 tia sáng le lói. Chao ôi! Phần người trong Chí đã được đánh thức. Những tháng ngày triền miên say, những miệt thị của người đời giờ đây có thể thay đổi. 5 ngày được ở cùng Thị Nở sao mà dài thế! Nam Cao thật thiên vị khi dành quá nhiều giấy mực cho 5 ngày đó. Nhưng cũng khó trách nhà văn, vì ông quá yêu thương nhân vật của mình. Những ngày Chí từ vực sau leo lên ngưỡng cửa cuộc đời là những ngày Nam Cao vui nhất. Bát cháo hành đã đánh thức lương tri của Chí, thức tỉnh Chí. Tình yêu thương cuả thi Nở đã đánh chết con quỷ trong Chí. Nói Thị Nở là nhân vật đẹp nhất cũng không quá. Dù vẻ ngoài xấu xí nhưng tấm lòng của thị cao đẹp biết chừng nào. Tình yêu của thị Nở như nguồn Nam Cao giữa sa mạc cạn khô tình người. Đẹp quá! Nhưng cái xã hội khốn nạn đó đã không cho Chí cơ hội về với cuộc đời. Chí chết trên ngưỡng cửa giữa vực thẳm và cuộc sống. Còn gì đau đớn hơn thân phận con người ấy? Ta còn như ngửi thấy giọt nước mắt của Chí. Ôi! Nam Cao, ông đã làm được điều đó - làm cho “ người gần người hơn”

Cuộc đời đâu chỉ có riêng tiếng khóc, bầu trời đâu chỉ có mây đen mà còn có những tia nắng vàng rực rỡ làm cuộc sống thêm đẹp tươi, cho tiếng cười thêm giòn giã. Văn học phản ánh hiện thực, đâu chỉ phản ánh những đau khổ mà còn ngợi ca những vẻ đẹp, những niềm vui của cuộc sống, của con người. Đến với thơ Xuân Diệu là đến với nguồn sống mới, ta như được nạp thêm năng lượng, thêm sức trẻ để yêu đời, yêu người hơn. Có ai thấy được cuộc sống đẹp tươi, tràn trể như Xuân Diệu?

“ Của ong bướm này đây tuần tháng mật

…..

Tháng giêng ngon như 1 cặp môi gần”

(Vội vàng)

Đẹp làm sao! Mùa xuân mơn mởn, xanh non, biếc rờn chẳng ai có thể dửng dưng, vô cảm. Thế giới được cảm nhận qua đôi mắt của Xuân Diệu thật sống động, tràn đầy âm sắc, âm thanh, hương vị, tràn trể nhựa sống. Ta như thấy bàn tay thi sĩ đang chìa ra mời gọi, nào hãy đến đây thưởng thức thiên đường trên mặt đất. Thương quá, yêu quá những vần thơ đắm say. Thơ Xuân Diệu không phải sự mô phỏng cuộc sống mà đó là “ lời ca tụng hân hoan” vẻ đẹp đích thực của cuộc sống.

Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả

Và Nguyễn Thành Long với “ Lặng lẽ Sa Pa” cũng cất lên tiếng hát ngợi ca vẻ đẹp con người. Hình tượng anh thanh niên mới đẹp làm sao! Sao mà yêu đến thế! Ở anh vừa có vẻ đẹp của tâm hồn, vể lí tưởng sống mà lại còn rất đẹp trong sinh hoạt hàng ngày. Tình nguyện lên làm việc ở đỉnh Sa Pa lạnh giá, vừa cô đơn, vừa thiếu thốn trăm bề vậy mà anh vẫn rất vui vẻ, hăng hái làm việc. Với 1 chàng trai trẻ ưa náo nhiệt thì đó quả là 1 thử thách lớn. Mà công việc của anh thì cũng dễ dàng gì cho cam. Phải có ý chí lắm mới làm được. Thật khâm phục! Còn người vừa đẹp trong cách nghĩ, vừa đẹp trong hành động. Đẹp làm sao trong đêm giá rét, 1 con người vẫn phải băng vào đêm tối để đo đạc phục vụ cho đất Nam Cao mà chẳng buông 1 tiếng thở than. Anh vừa khiêm tốn, chịu khó, cẩn thận lại rất mến khách. Trong tim anh luôn sôi trào dòng máu yêu thương. Anh yêu thương mọi người, luôn nghĩ cho họ, nào là vợ bác lái xe, ông họa sĩ, …Trong nếp sống hàng ngày của anh cũng toát ra vẻ đẹp hiếm có. Sạch sẽ, gọn gàng, lại biết nuôi gà để cải thiện cuộc sống, trồng hoa, đọc sách- lối sống lành mạnh biết bao. Nguyễn Thành Long đã xây dựng 1 hình tượng thật có giá trị. Phải yêu thương lắm nhà văn mới dựng nên 1 nhân vật đẹp đến mức tuyệt mĩ.

Như vậy có thể thấy tình cảm là điều kiện không thể thiếu để có tác phấm nghệ thuật đích thực. Nhưng nếu có tình cảm không thôi, liệu văn học có được sức sống mãnh liệt đến vậy? Bêlinxki thêm 1 lần nữa nhấn mạnh vai trò đặc biệt đúng đắn, sâu sắc của tư tưởng nhà văn. tác phấm nghệ thuật sẽ sống nếu nó “ đặt ra những câu hỏi” và “ trả lời những câu hỏi đó”. Sẽ chẳng còn lại gì nếu tác phấm đó không để lại trong lòng người đọc những day dứt, ám ảnh.

Gấp trang sách lại rồi mà ta còn nghe vang vọng đâu đây tiếng còi tàu trong “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Tiếng còi đó khiến ta chợt tỉnh để nhận ra rằng: cái “ ao Đời bằng phẳng” đó có phải ý nghĩa đích thực của cuộc sống? Tiếng kêu cứu của 2 đứa trẻ, cái phố huyện tù túng, quẩn quanh đó cứ ám ảnh ta mãi không thôi. 2 đứa trẻ kia rồi sẽ ra sao? cuộc sống những con người nơi phố huyện kia rồi sẽ đi về đâu? Chưa có câu trả lời cho câu hỏi đó, nhưng Thạch Lam đã giúp người đọc hé mở phần nào. Trong hoàn cảnh tù túng, quẩn quanh, vô nghĩa như thế, con người phải tự vượt lên để không bị bóng tối nhấn chìm. Trong mỗi người dân phố huyện vẫn le lói những hi vọng, những ước mơ dù vẫn còn mơ hồ. cuộc sống sẽ không bao giờ tắt nếu tim ta vẫn còn ngọn lửa của ước mơ. Đó chính là chiều sâu tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của Thạch Lam. Phải chăng vì thế mà “ Hai đứa trẻ” của ông vẫn còn đang sống, đang cố thoát ra cái thế giới ngột ngạt đó?

Còn Nam Cao qua bi kịch của Chí Phèo đã đưa ra bao câu hỏi dồn dập: Làm thế nào để cứu những con nguời như Chí Phèo? Làm sao để xã hội không còn những anh Chí? Làm thế nào?... những câu hỏi đó cứ vang vọng, văng vẳng suốt thiên truyện, đau đáu mãi không thôi. Tai ta như còn nghe rõ tiếng Chí Phèo : “ Ai cho tao lương thiện?” như cứa vào lòng độc giả. Phải tiêu diệt cái xã hội tàn ác, cạn khô tình người đó, phải tiêu diệt các thế lực chuyên “ hút máu người”, “ ăn thịt người” như Bá Kiến, Đội Tảo, …để không còn những Chí Phèo con. Đó là câu trả lời của Nam Cao. Và, thông qua tác phấm này, nhà văn cũng gửi đến người đọc thông điệp sâu sắc: chỉ có tình người mới đánh động được lương tri trong những linh hồn tội lỗi, chỉ có tình người mới cứu được tình người. Chí Phèo nhờ tình thương của thị Nở đã được cảm hóa. Bi kịch của Chí Phèo cho đến tận hôm nay vẫn là 1 nỗi trăn trở, day dứt lớn.

Tìm hiểu sâu sắc về bản chất của cuộc sống, vể bản chất con người là nhu cầu chính đáng của con người. Độc giả tìm đến tác phấm văn chương đâu phải chỉ để tìm hiểu về hiênj thực cuộc sống, mà còn muốn biết thêm về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, để tìm câu trả lời cho những băn khoăn, trăn trở của bản thân mình. Vì vậy yêu cầu có tính chất sống còn đối với tác phấm văn học là phải “ đặt ra những câu hỏi” và “ trả lời những câu hỏi đó”. Nói cách khác, đó là sự hiện hình của tư tưởng nhà văn trong tác phấm. Tư tưởng đó phải thật đúng đắn, bởi “ Làm 1 thầy thuốc kê đơn buốc thuốc bậy chỉ giết chết 1 người, làm 1 viên võ tướng điều khiển binh tướng bậy chỉ nướng hết 1 đạo quân, còn làm 1 nhà văn viết bậy có thể gây tác hại đến 2, 3 thế hệ” ( Lỗ Tấn) . Quả là 1 nhiệm vụ to lớn, thiêng liêng của văn học. Vậy mới biết được sức nặng của người cẩm bút. Văn học góp phần làm cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn, trong sáng hơn, giúp người gần người hơn. Văn học phải là “ thứ khí giới thanh cao và đắc lực” để “ tố cáo và thay đổi 1 thế giới giả dối và tàn ác”. Nếu không có tư tưởng tiến bộ, không có cái nhìn sâu sắc liệu nhà văn có thể hoàn thành những nhiệm vụ đó?

Ý kiến của nhà phê bình người Nga Bêlinxki quả rất đúng. Văn chương chỉ thực sự là văn chương, nghệ thuật chỉ thực sự là nghệ thuật khi nó phản ánh hiện thực thông qua bầu cảm xúc nồng nàn mãnh liẹt của nhà văn, khi mỗi tác phấm là 1 dấu hỏi day dứt. trăn trở trc cuộc đời.

Thế nhưng nói đến nghệ thuật là nói đến cái hay cái đẹp của hình thức nghệ thuật. Muốn lay động lòng người tác phấm nghệ thuật ngoài mang tư tưởng, tình cảm sâu sắc còn phải được chuyển tải thông qua hệ thống ngôn từ, nghệ thuật đẹp. Có gì hoàn mĩ hơn sự hòa quyện giữa vẻ đẹp bên trong và vẻ đẹp bên ngoài?

Bước đi thời gian nghiệt ngã, nó như muốn cuốn trôi đi tất cả vạn vật trên đời. Giữa phong ba bão táp vẫn còn vương lại cho đời những hạt ngọc tâm hồn được nuôi dưỡng nhờ những tác phầm nghệ thuật chân chính, sống mãi cùng tháng năm.

Leave a Reply